Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
Bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 7 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Đề bài
Câu 1. Sau khi hoàn thành việc di chuyển và chuyển đất nước sang thời chiến, đảng ta đã có chủ trương gì?
A. Mở chiến dịch Việt Bắc thu - đông.
B. Tấn công tiêu diệt quân Pháp ở Hà Nội.
C. Xây dựng lực lượng về mọi mặt.
D. Đánh bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
Câu 2. Một trong những kết quả quan trọng của chiến dịch Việt Bắc năm 1947 là gì?
A. Bước đầu đánh bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
B. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn.
C. Ta giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
D. Đánh bại các trận phục kích của quân Pháp ở Việt Bắc.
Câu 3. Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách gì sau thất bại của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947?
A. Thực hiện tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai.
B. Tiếp tục âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh”.
C. Đánh phá ở biên giới phía Bắc.
D. “Dùng người Việt đánh người Việt”.
Câu 4. Đâu là quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam sau đó tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh (14-1-1950): Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam?
A. Liên Xô.
B. Trung Quốc.
C. Rumani.
D. Bungarri.
Câu 5. Ý nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?
A. Pháp gửi tối hậu thư buộc ta phải đầu hàng.
B. Được Mĩ giúp sức, thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược nước ta.
C. Hội nghị Phôngtennơblô thất bại.
D. Những hành động phá hoại Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt – Pháp (14/9/1946) của thực dân Pháp.
Câu 6. Tại sao thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc vào năm 1947?
A. muốn thiết lập hành lang Đông – Tây (Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La).
B. muốn tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
C. muốn giải quyết mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán quân.
D. muốn kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Câu 7. Văn kiện nào không phản ánh đường lối kháng chiến của Việt Nam trong những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?
A. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam.
B. Chỉ thị toàn dân kháng chiến.
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
D. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.
Câu 8. Đoạn văn sau đây trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” phản ánh nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng:
“Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già người trẻ, không chia tôn giáo đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”.
A. Kháng chiến toàn dân.
B. Kháng chiến toàn diện.
C. Kháng chiến trường kì.
D. Kháng chiến lâu dài.
Câu 9. Thực dân Pháp chọn đô thị làm điểm tấn công mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai là do
A. đô thị là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Việt Nam.
B. lực lượng phòng vệ của Việt Nam trong các đô thị mỏng.
C. là nơi thực dân Pháp có thể “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
D. lực lượng của Pháp chủ yếu chiếm đóng ở đây.
Câu 10. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng trong những năm 1946 – 1954 mang tính chất
A. dân tộc và dân chủ.
B. khoa học và đại chúng.
C. dân chủ nhân dân.
D. chính nghĩa và nhân dân.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | B | D | B | B | B | A | A | A | D |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 106.
Cách giải:
Sau khi hoàn thành việc di chuyển và nhanh chóng chuyển đất nước sang thời chiến, đảng ta đã bắt tay vào xây dựng lực lượng về mọi mặt nhằm chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài (chính trị, quân sự, kinh tế, giáo dục).
Chọn: C
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 108.
Cách giải:
Cuộc chiến đấu 75 ngày đêm liên tục của quân dân ta tại Việt Bắc đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp tại Việt Bắc. Căn cứ địa Việt Bắc biến thành “mồ chôn giặc Pháp”. Cơ quan đào não kháng chiến được bảo toàn, bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.
Chọn: B
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 108.
Cách giải:
Sau thất bại ở chiến dịch Việt Bắc, thực dân Pháp thực hiện chính sách “Dùng người Việt đánh người Việt”, “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” nhằm chống lại cuộc kháng chiến lâu dài, toàn diện của ta.
Chọn: D
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 109.
Cách giải:
Sau tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh (14-1-1950), chính phủ nhiều nước chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta: đầu tiên là Trung Quốc, tiếp đó là Liên Xô, rồi lần lượt các nước dân chủ nhân dân khác.
Chọn: B
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 103-104, suy luận.
Cách giải:
- Các đáp án A, C, D: đều là nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc kháng chiến toòa quốc chống thực dân Pháp.
- Đáp án B: Mĩ từ năm 1947 mới bắt đầu quan tâm đến chiến tranh Việt Nam và năm 1949 mới bắt đầu viện trợ cho Pháp thông qua kế hoạch Rơve.
Chọn: B
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 106, suy luận.
Cách giải:
Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc năm 1947 nhằm mục đích tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta, khóa chặt biên giới Việt – Trung, ngăn chặn liên lạc của ta với quốc tế. Trong đó, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta là mục tiêu quan trọng nhất của Pháp khi tấn công ta ở Việt Bắc.
Chọn: B
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 104, suy luận.
Cách giải:
Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi là những văn kiện lịch sử quan trọng về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
=> Loại trừ đáp án: A
Chọn: A
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 104, suy luận.
Cách giải:
Đoạn văn trên phản ánh đường lối kháng chiến toàn dân của Trung ương Đảng trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp: huy động toàn dân tham gia cuộc kháng chiến không phân biệt giai cấp, tầng lớp, tuổi tác, tôn giáo, dân tộc…để tạo ra sức mạnh tổng hợp đánh thắng kẻ thù xâm lược
Chọn: A
Câu 9.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Đô thị là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Việt Nam. Do đó tấn công vào các đô thị có thể thực hiện được âm mưu đánh úp cơ quan đầu não của đối phương, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Đây là lí do Pháp chọn đô thị làm điểm mở đầu cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam cuối năm 1946.
Chọn: A
Câu 10.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
- Tính chính nghĩa:
+ Chúng ta kháng chiến, chiến đấu là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền độc lập, tự do, bảo vệ chính quyền >< Pháp là kẻ xâm lược, phi nghĩa.
+ Đảng, Chính phủ và nhân dân ta ngay từ đầu thể hiện rõ thiện chí hòa bình, không muốn gây chiến tranh với Pháp, đã nhượng bộ cho chúng một số quyền lợi >< quân Pháp vẫn khiêu khích, giết hại dân thường, gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng chiến đấu, nếu không sẽ nổ súng…=> Cuộc kháng chiến toàn quốc đã bùng nổ.
- Tính nhân dân: toàn dân kháng chiến, toàn dân đánh giặc, trong đó lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
Chọn: D
Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
CHƯƠNG I. HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG
Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Tải 30 đề thi học kì 1 của các trường Toán 9
Đề thi vào 10 môn Toán Thái Nguyên