Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
Bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 7 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Đề bài
Câu 1. Tình thế của thực dân Pháp chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 là gì?
A. Ngày càng lệ thuộc vào đế quốc Mĩ.
B. Giành nhiều thắng lợi trên chiến trường.
C. Chủ động tiến công quân ta ở Biên giới.
D. Thành công trong kế hoạch Rơve.
Câu 2. Mục tiêu của Pháp trong kế hoạch Rơve là tấn công vào
A. căn cứ địa Việt Bắc.
B. căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai.
C. nơi tập trung bộ đội chủ lực.
D. vùng sau lưng địch.
Câu 3. Nội dung nào chính xác khi nói về “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” (23-12-1950)?
A. Hiệp định mang tính liên minh phòng thủ giữa Mĩ và Pháp.
B. Hiệp định viện trợ kinh tế, quân sự của Mĩ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
C. Hiệp định viện trợ kinh tế - tài chính, quân sự của Mĩ cho Pháp và bù nhìn.
D. Hiệp định đặt cơ sở cho quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Mĩ.
Câu 4. Mục đích Pháp khi đề ra kế hoạch Đờlát đờ Tátxinhi là
A. thiết lập hệ thống phòng ngự trên đường số 4.
B. thiết lập hành lang Đông – Tây.
C. tấn công căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai.
D. gấp rút tập trung lực lượng, bình định vùng tạm chiếm.
Câu 5. Đâu không phải là âm mưu của Mỹ khi ký với thực dân Pháp “hiệp định phòng thủ chung Đông Dương”?
A. Giúp thực dân Pháp tiếp tục theo đuổi chiến tranh.
B. Giúp thực dân Pháp thực hiện chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”.
C. Từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
D. Mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.
Câu 6. Sau đại hội Đảng lần thứ II (2-1951), điểm mới trong phong trào cách mạng Đông Dương là
A. Thành lập các chính đảng cộng sản riêng cho từng nước.
B. Đưa Đảng ra hoạt động công khai.
C. Thành lập mặt trận ở các nước Lào, Campuchia.
D. Đổi tên Đảng thành Đảng lao Động Việt Nam.
Câu 7. Mặt trận nào là biểu tượng của khối đoàn kết 3 nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
A. Liên minh nhân dân Đông Dương.
B. Liên minh nhân dân Việt- Miên- Lào.
C. Liên minh Việt- Miên- Lào.
D. Mặt trận nhân dân Việt- Miên- Lào.
Câu 8. Sự phát triển của hậu phương (1950-19530 có tác động như thế nào đến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam?
A. Đặt cơ sở cho sự xây dựng chế độ mới sau này.
B. Tạo điều kiện về vật chất, tinh thần để cuộc kháng chiến nhanh chóng đi đến thắng lợi.
C. Tạo bước ngoặt của cho cuộc kháng chiến chống Pháp.
D. Cho thấy sự ủng hộ của nhân dân đối với cuộc kháng chiến do Đảng lãnh đạo.
Câu 9. Trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 quân dân Việt Nam đã sử dụng lối đánh nào?
A. Đánh du kích.
B. Bám thắt lưng địch mà đánh.
C. Đánh điểm, diệt viện, truy kích.
D. Đánh du kích, mai phục dài ngày.
Câu 10. Từ chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 đến chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 được coi là một bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp vì
A. ta giành được quyền chủ động trên chiến trường.
B. âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại.
C. cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi.
D. Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | A | C | D | B | A | B | B | C | A |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 110.
Cách giải:
Sau chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, bị thất bại trên khắp các chiến trường Việt Nam và Đông Dương nên thực dân Pháp ngày càng lệ thuộc vào đế quốc Mĩ.
Chọn: A
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 111.
Cách giải:
Thực hiện kế hoạch Rơve, thực dân Pháp chuẩn bị một kế hoạch có quy mô lớn nhằm tấn công căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai.
Chọn: A
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 112.
Cách giải:
“Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” (23-12-1950) là hiệp định viện trợ về quân sự, kinh tế - tài chính của Mĩ cho Pháp và bù nhìn, qua đó Mĩ buộc Pháp phải lệ thuộc vào minh, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
Chọn: C
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 112.
Cách giải:
Để thực hiện âm mưu đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh xâm lược Đông Dương, Pháp đã đề ra kế hoạch Đờlát đờ Tátxinhi nhằm gấp rút tập trung xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm, kết hợp phản công với tiến công lực lượng cách mạng.
Chọn: D
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 112, suy luận.
Cách giải:
- Các đáp án A, C, D: đều là âm mưu của Mỹ khi kí với thưc dân Pháp “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương”.
- Đáp án B:
+ Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp đã thất bại từ chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947), buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
+ “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” (23-12-1950) kí sau khi Pháp thất bại ở chiến dịch Biên giới.
=> Giúp thực dân Pháp thực hiện chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” không phải âm mưu của Mĩ khi kí với thực dân Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.
Chọn: B
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 114, suy luận.
Cách giải:
Đại hội Đảng lần thứ II của đảng (2-1951) đã quyết định xây dựng ở mỗi nước một đảng riêng phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước để lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi.
=> Điểm mới của phong trào cách mạng Đông Dương là mỗi nước thành lập một chính đảng cộng sản riêng.
Chọn: A
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 114, suy luận.
Cách giải:
Ngày 11-3-1951, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Khơme Ítxrắc, Mặt trận Lào Ítxala họp hội nghị đại biểu để thành lập Liên minh nhân dân Việt- Miên- Lào. Liên minh thành lập đã tăng cường khối đoàn kết ba nước trong đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.
Chọn: B
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 115, suy luận.
Cách giải:
Sự phát triển của hậu phương từ sau chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 đến trước đông - xuân 1953-1954 đã tạo điều kiện về vật chất, tinh thần để cuộc kháng chiến của quân và dân ta nhanh chóng đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Chọn: B
Câu 9.
Phương pháp: Nhận xét, đánh giá
Cách giải:
Lối đánh được quân dân Việt Nam sử dụng trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là đánh điểm (tấn công cứ điểm Đông Khê khiến cho hệ thống phòng ngự trên đường số 4 của quân Pháp bị chia cắt, cô lập), diệt viện (tập kích tiêu diệt quân chi viện từ Thất Khê lên) và truy kích.
Chọn: C
Câu 10.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Với chiến dịch Việt Bắc, ta đã đánh bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp => Chiến dịch Biên giới (1950) ta giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ => đánh dấu bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Chọn: A
Đề thi vào 10 môn Văn Bạc Liêu
Bài 3
CHƯƠNG 5. DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON. POLIME
Đề thi vào 10 môn Toán Bắc Giang
CHƯƠNG I. ĐIỆN HỌC