CHƯƠNG II. ĐIỆN TỪ HỌC

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương 2 - Vật lí 9

Đề bài

A. TRẮC NGHIỆM.

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm ?

A. Nam châm là những vật có đặc tính hút sắt (hay bị sắt hút)

B. Nam châm nào cũng có hai cực: cực dương và cực âm

C. Khi bẻ đôi một thanh nam châm, ta có thể tách hai cực của thanh nam châm ra khỏi nhau.

D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về la bàn ?

 La bàn là dụng cụ để xác định: 

A. Phương hướng

B. Nhiệt độ

C. Độ cao

D. Hướng gió thổi

Câu 3. Bí quyết nào làm cho hình nhân đặt trên xe của Tổ Xung Chi luôn luôn chỉ hướng nam?

A. Cánh tay của hình nhân gắn các điện cực

B. Cánh tay hình nhân có gắn mạch điện

C. Cánh tay hình nhân là một nam châm tự do

D. Cánh tay hình nhân là một thanh sắt đặt gần một nam châm.

Câu 4. Lựa chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Không gian xung quanh (1)… xung quanh dòng điện tồn tại một (2)…

A. (1) điện tích ; (2) điện trường

B. (1) điện cực  ; (2) điện trường

C. (1) máy phát điện ; (2) điện trường

D. (1) nam châm ; (2) từ trường

Câu 5. Hình vẽ cho biết chiều của một đường sức của một nam châm thẳng. Các đầu X và Y của nam châm là gì?

 

A. X: cực dương; Y: cực âm

B. X: cực âm; Y: cực dương

C. X: cực nam; Y: cực bắc

D. X: cực bắc; Y:  cực nam

B.TỰ LUẬN

Câu 6. Trong hình vẽ , hãy xác định chiều của các đường sức từ?

 

Câu 7: Muốn nam châm có từ trường mạnh lên thì làm thế nào? Muốn nam châm điện mất hết từ tính thì làm thế nào?

Câu 8: Trong hình vẽ, khung dây có dòng điện sẽ quay như thế nào? Khung có quay được mãi không? Vì sao? Cách khắc phục.

Lời giải chi tiết

Câu 1: Chọn A

Nam châm là những vật có đặc tính hút sắt (hay bị sắt hút)

 Câu 2: Chọn A

Nhờ có kim nam châm luôn chỉ theo hướng Bắc – Nam, la bàn là dụng cụ để xác định phương hướng.

Câu 3: Chọn C

Bí quyết của cánh tay hình nhân do ông Tổ Xung Chi thiết kế đó là cánh tay này làm bằng một nam châm tự do

Suy ra luôn luôn định hướng theo trục Nam – Bắc.

Câu 4: Chọn D

Câu thích hợp là: Không gian xung quanh nam châm xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường.

Câu 5: Chọn D

Đầu đường sức từ đi ra là cực Bắc, đầu đường sức từ đi vào là cực Nam của nam châm.

Câu 6:  

 

Đường sức từ có chiều đi ra khỏi cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm (hình vẽ)

Câu 7:  

Muốn nam châm điện có từ trường mạnh lên thì ta có thể tăng cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây hoặc tăng số vòng của cuộn dây.

Muốn nam châm điện mất hết từ tính thì ta ngắt dòng điện chạy qua nam châm.

Câu 8:

Do đoạn BC, AD song song với các đường cảm ứng, nên không chịu tác dụng của sức từ. Vận dụng quy tắc bàn tay trái cho đoạn AB, ta thấy đoạn AB bị đẩy xuống, đoạn CD bị đẩy lên. Do đó khung sẽ quay.

 

Khung chỉ quay đển vị trí mặt phẳng của khung vuông góc với các đường sức từ. Để làm khung quay được thì phải có hai vòng bán khuyên và hai thanh quét luôn thì vào để đưa dòng điện chạy vào khung theo một chiều nhất định.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved