Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2
Bài 21. Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 2
Bài 24. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975
Bài 25. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986)
Bài 26. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
Bài 27. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. (NB) Công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau 1975 đã hoàn thành yêu cầu của lịch sử dân tộc được đặt ra từ:
A. Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1975.
B. Ngay sau thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945.
C. Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1954.
D. Ngay sau thắng lợi của Hiệp định Pari 1973.
Câu 2. (NB) Nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của cách mạng Việt Nam đề ra tại Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành trung ương Đảng (9/1975) là
A. hàn gắn vết thương chiến tranh.
B. thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
C. đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
D. ổn định tình hình hai miền Nam - Bắc.
Câu 3. (NB) Nguyên nhân nào không phải là yêu cầu nước ta cần phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau đại thắng mùa xuân 1975?
A. Tạo điều kiện hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
B. Cần có một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước.
C. Phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.
D. Nhân dân mong muốn được sum họp một nhà và có một chính phủ thống nhất.
Câu 4. (TH) Nhiệm vụ cấp thiết của cách mạng Việt Nam sau Đại thắng mùa Xuân 1975 là gì?
A. Thực hiện ngay công cuộc đổi mới đất nước.
B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
C. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
D. Hoàn thành cải cách ruộng đất và triệt để giảm tô.
Câu 5. (NB) Sự kiện nào đánh dấu hoàn thành quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở nước ta sau Đại thắng mùa Xuân 1975?
A. Hội nghị lần thứ 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
B. Hội nghị Hiệp thương chính trị được tổ chức tại Sài Gòn.
C. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI.
D. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI tại Hà Nội.
Câu 6. (VD) Điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử diễn ra hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976 là
A. nước ta phải đối mặt với những nguy cơ đe dọa từ thù trong, giặc ngoài.
B. nước ta đứng trước những khó khăn, thách thức to lớn như giặc đói, giặc dốt và ngoại xâm.
C. nước ta được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân loại trên thế giới.
D. được tiến hành ngay sau thắng lợi của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Căn cứ vào những yếu tố nào mà Đảng ta đã quyết định thống nhất đất nước về mặt nhà nước?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1. C | 2. B | 3. A | 4. B | 5. D | 6. D |
Câu 1.
Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 158
Cách giải:
Công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau 1975 đã hoàn thành yêu cầu của lịch sử dân tộc được đặt ra từ: Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1954.
Chọn: C
Câu 2.
Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 201
Cách giải:
Nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của cách mạng Việt Nam đề ra tại Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành trung ương Đảng (9/1975) là thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Chọn: B
Câu 3.
Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 201
Cách giải:
Nội dung đáp án A không phải là yêu cầu nước ta cần phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau đại thắng mùa xuân 1975.
Chọn: A
Câu 4.
Phương pháp: giải thích.
Cách giải:
Nhiệm vụ cấp thiết của cách mạng Việt Nam sau Đại thắng mùa Xuân 1975 là: Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Chọn: B
Câu 5.
Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 202
Cách giải:
Sự kiện đánh dấu hoàn thành quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở nước ta sau Đại thắng mùa Xuân 1975 là: Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI tại Hà Nội.
Chọn: D
Câu 6.
Phương pháp: so sánh
Cách giải:
Điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử diễn ra hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976 là được tiến hành ngay sau thắng lợi của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
Chọn: D
II. TỰ LUẬN
Phương pháp: sgk trang 201, suy luận.
Lời giải:
Đảng ta quyết định thống nhất đất nước về mặt nhà nước, căn cứ vào những yếu tố sau:
- Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 đã quyết sạch các thế lực chia cắt đất nước khỏi nước ta.
- Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước đã được thống nhất về mặt lãnh thổ. Tuy nhiên mỗi miền lại tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Thực tế đó trái với nguyện vọng - tình cảm của nhân dân hai miền Nam - Bắc là sớm được sum họp trong một đại gia đình, mong muốn có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho cả nước.
- Tháng 9 - 1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ 24 đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- Từ ngày 15 đến 21 - 11 - 1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn đã nhất trí các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- Ngày 25 - 4 - 1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước. Có hơn 23 triệu cử tri (chiếm 98,8% tổng số cử tri) đi bỏ phiếu bầu ra Quốc hội khóa IV với 492 đại biểu.
Bài 24. Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12
Bài 17. Lao động và việc làm
Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị