Đề bài
Câu 1. Tại sao chất khí bao giờ cũng choán hết thể tích của bình chứa ?
Câu 2. Tại sao sau một thời gian bơm căng săm xe đạp, dù không sử dụng săm xe vẫn bị xẹp xuống ?
Câu 3. Tại sao trong ấm đun nước bằng điện, dây đốt nóng được đặt gần sát đáy ấm, còn trong tủ lạnh thì ngăn đá lại được đặt trên cùng ?
Câu 4. Tại sao nhỏ một giọt mực vào một chén nước thì nước trong chén chuyển dần thành màu mực ?
Lời giải chi tiết
Câu 1.
Các phân tử chất khí cũng như các phân tử khác luôn chuyển động hỗn loạn với vận tốc hàng trăm m/s. Vì các phân tử khí ở rất xa nhau nên lực hút giữa chúng yếu, các phân từ khí ít va chạm với nhau hơn so với các phân tử chất lỏng và chất rắn. Do đó, các phân tử khí chuyển động tự do xa hơn, nghĩa là chất khí chiếm toàn bộ thể tích bình chứa.
Câu 2.
Giữa các phân tử tạo thành săm xe vẫn có những khoảng cách, các phân tử chất khí có thể “chui” qua để ra ngoài.
Câu 3.
Sỡ dĩ trong ấm đun nước bằng điện, dây đốt nóng được đặt gần sát đáy ấm, còn trong tủ lạnh thì ngăn đá lại được đặt trên cùng đó là người ta sử dụng sự dẫn nhiệt đối lưu. Trong ấm khi đun lớp nước sát đáy được dây đốt nóng đặt gần sát đáy ấm đun nóng, nó trở thành nhẹ hơn và nổi lên, lớp phía trên nặng hơn thì chìm xuống đáy và tiếp tục được đun nóng... còn trong tủ lạnh thì ngăn đá lại được đặt trên cùng đó là người ta sử dụng sự dẫn nhiệt đối lưu ngược lại.
Câu 4.
Giọt mực và nước đều cấu tạo bởi các phân tử, nguyên tử. Các phân tử, nguyên tử luôn luôn chuyển động nên hiện tượng khuếch tán xảy ra vì thế các phân tử mực chuyển động hòa vào trong nước.
Unit 1. Fads and fashions
Các dạng đề về tác phẩm văn học
Unit 9: Natural disasters
Tải 10 đề kiểm tra 1 tiết - Chương 11
Unit 9: Natural disasters