Đề bài
Câu 1. Xét 1 tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i và r là góc tới và góc khúc xạ. điều nào sau đây là sai?
A. i > r
B. khi i tăng thì r cũng tăng
C. khi i tăng thì r giảm
D. khi i = 00 thì r = 00
Câu 2. Trong các hiện tượng khúc xạ ánh sáng ta có: tia khúc xạ nằm
A. trong mặt phẳng tới
B. trong cùng mặt phẳng với tia tới
C. trong mặt phẳng phân cách của hai môi trường
D. bên kia pháp tuyến của mặt phẳng phân cách so với tia tới.
Câu 3. Vật sáng AB hình mũi tên đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có tính chất gì? Chọn câu trả lời đúng nhất?
A. ảnh thật, cùng chiều với vật
B. ảnh thật, ngược chiều với vật
C. ảnh ảo, cùng chiều với vật
D. ảnh ảo, ngược chiều với vật
Câu 4. Ảnh A’B’ của AB đặt vuông góc với trục chính của 1 thấu kính phân kỳ như thế nào? Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau?
A. Lớn hơn vật, cùng chiều với vật
B. Nhỏ hơn vật, cùng chiều với vật
C. Nhỏ hơn vật, ngược chiều với vật
D. Một câu trả lời khác.
Câu 5. Điều nào dưới dây là không đúng với thấu kính hội tụ?
A. Thấu kính có phần giữa dày hơn phần rìa
B. Chùm tia sáng tới song song cho một chùm tia khúc xạ ló ra hội tụ tại một điểm
C. Vật sáng nằm trong khoảng tiêu cụ OF cho ảnh ảo
D. Đối với thấu kính hội tụ khi vật sáng nằm ngoài khoảng tiêu cụ OF thì luôn luôn cho ảnh ảo.
Câu 6. Điều nào dưới dây là không đúng với thấu kính phân kỳ ?
A. Thấu kính có phần giữa mỏng hơn phần rìa
B. Chùm tia sáng tới song song cho một chùm tia khúc xạ ló ra hội tụ tại một điểm.
C. Tia sáng đi qua quang tâm truyền thẳng.
D. Vật sáng qua thấu kính phân kỳ luôn cho một ảnh ảo.
Câu 7: Điều nào sau đây không đúng khi nói về ảnh cho bởi 1 thấu kính hội tụ?
A. Vật đặt trong khoảng OF luôn cho 1 ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật
B. Vật đặt ở F’ cho 1 ảo ở vô cực
C. Vật đặt trong khoảng từ F đến 2F luôn cho 1 ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật
D. Vật đặt ngoài đoạn OF luôn cho 1 ảnh thật ngược chiều với vật.
Câu 8: Chiếu một tia sáng từ không khí sang nước theo phương vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường. Góc khúc xạ có độ lớn là:
A. 00
B. 300
C. 600
D. 900
Câu 9: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính 1 khoảng OA cho ảnh ảo A’B’ cùng chiều và cao bằng hai lần vật AB.
Điều nào sau đây là đúng nhất?
A. OA = f
B. OA = 2f
C. OA > f
D. OA < f
Câu 10. Một vật sáng AB được đặt vuông góc với chục chính của thấu kính hội tụ và cách thấu kính 15cm. Ảnh sẽ ngược với chiều với vật khi tiêu cự của thấu kính là
A. 40cm
B. 30cm
C. 20cm
D. 10cm
Lời giải chi tiết
Câu 1 : Chọn C
Một tia sáng truyền từ không khí vào nước, khi i tăng thì r tăng, vậy câu C sai.
Câu 2 : Chọn B
Tia khúc xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới.
Câu 3 : Chọn C
Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính phân kỳ có tính chất là: ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Câu 4 : Chọn B
Ảnh A’B’ của AB của 1 thấu kính phân kỳ là nhỏ hơn vật, cùng chiều với vật.
Câu 5 : Chọn D
Đối với thấu kính hội tụ khi vật sáng nằm ngoài khoảng tiêu cự OF thì luôn luôn cho ảnh thật. Vậy câu D là sai.
Câu 6 : Chọn B
Đối với thấu kính phân kỳ, chùm tia sáng tới song song với trục chính cho 1 chùm tia ló phân kỳ kéo dài cắt nhau tại tiêu điểm F’ chứ không phải là ló ra hội tụ tại một điểm.
Câu 7 : Chọn C
Đối với thấu kính hội tụ khi vật đặt ngoài khoảng OF cho 1 ảnh thật, ngược chiều, vì vậy khẳng định C là sai.
Câu 8 : Chọn A
Khi chiếu tia tới theo phương vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường thì tia ló không bị khúc xạ.
Câu 9 : Chọn D
Muốn có ảnh ảo thì OA < f. Vậy câu D là đúng.
Câu 10 : Chọn D
Ảnh sẽ ngược chiều với vật khi đó là ảnh thật, mà muốn có ảnh thật thì tiêu cự của thấu kính nhỏ hơn 15cm tức là D.
PHẦN 1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI
Bài 10
Đề thi vào 10 môn Văn Lào Cai
Bài 32. Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)