Đề bài
Câu 1. Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i và r là góc tới và góc khúc xạ. Kết luận nào sau đây luôn luôn đúng?
A. i > r
B. i < r
C. i = r
D. i = 2r
Câu 2. Chiếu một tia sáng từ không khí sang nước theo phương hợp với mặt phân cách giữa hai môi trường. Góc khúc xạ có độ lớn 00. Góc tới là :
A. 900
B. 600
C. 300
D. 00
Câu 3. Chiếu chùm tia sáng đi qua tiêu điểm F của thấu kính hội tụ thì chùm tia ló?
A. Chùm song song với trục chính của thấu kính
B. Chùm hội tụ tại tiêu điểm F’ của thấu kính
C. Chùm phân kỳ
D. Chùm tia bất kỳ
Hãy chọn câu phát biểu đúng.
Câu 4. A’B’ là ảnh ảo của vật AB qua thấu kính hội tụ. Ảnh và vật như thế nào? Chọn câu trả lời đúng?
A. ảnh và vật nằm cùng một phía đối với thấu kính
B. ảnh cùng chiều với vật
C. ảnh cao hơn vật
D. cả 3 câu trả lời A, B, C đều đúng.
Câu 5. Tia sáng nào sau đây truyền sai khi qua thấu kính hội tụ ?
A. tia tới khi qua quang tâm, tia ló truyền khúc xạ xuống dưới.
B. tia tới song song với trục chính, tia ló đi qua tiêu điểm F’
C. tia tới đi qua tiêu điểm F, tia ló song song với trục chính
D. tia tới trùng với trục chính, tia ló truyền thẳng.
Câu 6. Điều nào dưới dây là không đúng khi nói về ảnh cho bởi 1 thấu kính hội tụ?
A. vật đặt ở rất xa, cho ảnh ở tiêu điểm F
B. vật đặt trong khoảng OF cho ảnh ảo
C. vật đặt trong, ngoài khoảng OF cho ảnh ảo hay ảnh thật tùy vị trí
D. vật đặt ở khoảng 2F cho ảnh thật.
Câu 7: chọn đáp án đúng trong các phát biểu sau?
A. ảnh tạo bởi thấu kính phân kỳ luôn là ảnh thật
B. ảnh tạo bởi thấu kính phân kỳ luôn lớn hơn vật
C. ảnh tạo bởi thấu kính phân kỳ luôn ngược chiều với vật
D. vật sáng đặt trước thấu kính phân kỳ ở mọi vị trí đều cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
Câu 8: Chiếu một tia sáng từ không khí sang nước với góc tới là 600. Kết quả nào sau đây là hợp lý?
A. Góc khúc xạ r = 600
B. Góc khúc xạ r = 40030’
C. Góc khúc xạ r = 00
D. Góc khúc xạ r = 700
Câu 9: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính 1 khoảng OA cho ảnh ảo A’B’ ngược chiều và cao bằng vật AB.
Điều nào sau đây là đúng nhất?
A. OA = f
B. OA = 2f
C. OA > f
D. OA < f
Câu 10. Đặt vật sáng AB được đặt vuông góc với chục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính bao nhiêu?
A. 8cm
B. 16cm
C. 32cm
D. 48cm
Lời giải chi tiết
Câu 1 : Chọn A
Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i và r là góc tới và góc khúc xạ. Kết luận luôn luôn đúng là i > r.
Câu 2 : Chọn D
Góc khúc xạ có độ lớn 00. Góc tới cũng là 00 tăng góc tới lên thì góc khúc xạ cũng tăng lên.
Câu 3 : Chọn A
Theo tính chất của thấu kính hội tụ nếu chiếu chùm tia sáng đi qua tiêu điểm F của thấu kính hội tụ thì chùm tia ló song song với trục chính của thấu kính.
Câu 4 : Chọn D
Ảnh ảo của vật AB và vật qua thấu kính hội tụ có tính chất:
+ ảnh và vật nằm cùng một phía đối với thấu kính
+ ảnh cùng chiều với vật
Vậy câu trả lời đúng là D.
Câu 5 : Chọn A
Tia sáng đi qua quang tâm luôn truyền thẳng.
Câu 6 : Chọn C
Đối với thấu kính hội tụ, vật đặt ngoài khoảng OF luôn cho ảnh thật
Vậy đáp án C là sai.
Câu 7 : Chọn D
Câu đúng là: vật sáng đặt trước thấu kính phân kỳ ở mọi vị trí đều cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
Câu 8 : Chọn B
Chiếu một tia sáng từ không khí sang nước với góc tới là 600 thì góc khúc xạ r phải lớn hơn không và nhỏ hơn i = 600. Nên kết quả B là hợp lý..
Câu 9 : Chọn B
Nếu ảnh A’B’ ngược chiều và cao bằng vật AB thì khoảng cách OA = 2f
Câu 10 : Chọn D
Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính lớn hơn 2f. Ở đây kết quả D là hợp lý.
Đề thi vào 10 môn Văn Bình Định
PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
CHƯƠNG 4: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
Tải 30 đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 9
Bài 35. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long