Đề bài
Câu 1. Lực nào dưới đây đóng vai trò là áp lực?
A. Lực kéo của con ngựa lên xe.
B. Trọng lượng của người ngồi trên giường.
C. Lực ma sát tác dụng lên vật.
D. Trọng lượng của bóng đèn treo trên sợi dây.
Câu 2. Đơn vị của áp suất cũng có thể được tính bằng
A. cmHg/m\(^2\)
B. Pa/m\(^2\)
C. m\(^2\) Hg.
D.N/m\(^2\); Pa và mmHg.
Câu 3. Trong một thùng chứa nước, nước ở đáy
A. chịu áp suất nhỏ hơn nước ở trên miệng thùng.
B. chịu áp suất như ở trên miệng thùng.
C. chịu áp suất lớn hơn nước ở miệng thùng.
D. chịu áp suất nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tùy theo điều kiện bên ngoài.
Câu 4. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?
A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và chất làm vật.
B. Trọng lượng riêng của chất làm vật và thể tích của vật.
C. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng.
D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 5. Áp suất của nước thay đổi như thế nào theo độ sâu (tính từ mặt thoáng)?
A. Tăng 1 atm/m
B. Giảm 10000 Pa/m
C. Giảm 1 atm/m
D. Tăng 10000 Pa/m
Câu 6. Khi nâng một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi nâng nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì
A. khối lượng của tảng đá thay đổi.
B. lực đẩy của nước.
C. khối lượng của nước thay đổi.
D. lực đẩy của tảng đá.
Câu 7. Chọn phát biểu đúng về lực đẩy Ác-si-mét: Một vật nhúng vàc chất lỏng, bị chất lỏng đây thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng
A. khối lượng riêng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.
B. khối lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.
C. trọng lượng riêng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.
D. trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.
Câu 8. Một viên phấn 1 cm\(^3\) (có trọng lượng riêng 8000 N/m\(^3\) ) và 1cm\(^3\) đồng được thả vào thùng nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?
A. Viên phấn.
B. Bằng nhau.
C. Đồng.
D. Không đủ dữ liệu để xác định.
Câu 9. Một vật nặng 3,6kg có khối lượng riêng bằng 1800kg/m\(^3\) . Khi thả vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 850 kg/m\(^3\) , nó hoàn toàn nằm dưới mặt chất lỏng. Khối lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ bằng
A. 1800g. B. 850g
C. 1700g D. 3600g
Câu 10. Một người thợ lặn lặn ở độ sâu 100m so với mặt nước biển. Biết áp suất của khí quyển là p\(_0\) = \({10^5}\) N/m\(^3\) . Khối lượng riêng của nước biển là 1030kg/m\(^3\) . Áp suất tác dụng lên người đó là
A. 2,03.10\(^6\) N/m\(^3\) B. 1,97.10\(^6\) N/m\(^3\)
C. 1,13.10\(^6\) N/m\(^3\) D. 2,96.10\(^6\) N/m\(^3\)
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | D | C | D | D |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | D | D | C | C |
Câu 9:
Vật có thể tích là:
\(V = \dfrac{m}{{{d_v}}} = \dfrac{{3,6}}{{1800}} = {2.10^{ - 3}}{m^3}\)
Khối lượng chất lỏng bị vật chiếm chỗ là:
\(m = D.V = {850.2.10^{ - 3}} = 1,7kg = 1700g\)
Chọn C
Câu 10:
Áp suất chỉ do nước biển sinh ra là:
\({p_1} = d.h = 100.10300 = 1,{03.10^6}Pa\)
Áp suất tác dụng lên người đó là:
\(p = {p_0} + {p_1} = {10^5} + 1,{03.10^6} = 1,{13.10^6}Pa\)
Chọn C
CHƯƠNG 3. TUẦN HOÀN
Unit 1: Leisure time
Đề cương ôn tập lý thuyết & bài tập học kỳ 1
Bài 2. Khí hậu châu Á
Unit 3: People of Viet Nam