Đề bài
Câu 1. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị nhiệt dung riêng?
A. J.kg B. J/kg
C. J D.\({J \over {kg.K}}\)
Câu 2. Đặt một thìa nhôm vào một cốc nước nóng thì nhiệt năng của thìa nhôm và của nước thay đổi như thế nào?
A. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều giảm.
B. Nhiệt năng cùa thìa giảm, cùa nước trong cốc tăng.
C. Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm.
D. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều tăng.
Câu 3. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là đúng?
A. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
B. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun.
C. Bất cứ vật nào cũng có nhiệt lượng.
D. Sự truyền nhiệt giữa hai vật dừng lại khi hai vật có nhiệt lượng bằng nhau.
Câu 4. Thả hai miếng đồng, nhôm có cùng khối lượng và ở cùng một nhiệt độ vào một cốc nước nóng. Nếu gọi nhiệt lượng của miếng đồng, nhôm thu vào cho tới khi cân bằng nhiệt là Q\(_D\) và Q\(_N\) thì kết luận nào sau đây là đúng? (biết C\(_d\) = 380J/kg.K và C\(_N\) = 880J/kg.K)
A .Q\(_N\) < Q\(_D\)
B. Q\(_N\) = Q\(_D\)
C. Q\(_N\) > Q\(_D\)
D. Không kết luận được
Câu 5. Thả vào chậu nước có nhiệt độ t\(_1\) một thỏi nhôm được đun nóng đến nhiệt độ t\(_{1'}\))(t\(_{1'}\) > t\(_1\)). Sau khi cân bằng nhiệt cả hai có nhiệt độ t\(_2\)
A. t\(_2\) >t\(_1\) >t\(_{1'}\)
B. t\(_{1'}\) >t\(_2\) >t\(_1\)
C. t\(_1\) >t\(_2\) >t\(_{1'}\)
D. t\(_1\) >t\(_2\) =t\(_{1'}\)
Câu 6. Câu nào sau đây nói về công và nhiệt lượng là đúng?
A. Công và nhiệt lượng là hai đại lượng không có cùng đơn vị đo.
B. Công và nhiệt lượng là hai cách làm thay đổi nhiệt năng
C. Công và nhiệt lượng là các dạng năng lượng.
D. Một vật chỉ thực hiện công khi nhận được nhiệt lượng.
Câu 7. Khối thép m = 10g ở nhiệt độ 30°C, sau khi nhận nhiệt lượng 46J thì tăng lên đến nhiệt độ 40°C. Nhiệt dung riêng của thép là:
A .2500J/kgK B.460J/kgK.
C. 4.200J/kgK D. 130J/kgK
Câu 8. Người tạ thả một miếng đồng có khối lượng 600g ở nhiệt độ 100°C vào 2,5kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 30°C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ nếu bỏ qua sự trao đôi nhiệt với bình đựng nước và môi trường ngoài.
A. 5°C B. 15°C.
C. 10°C. D. 1,52°C.
Câu 9. Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20°C lên 50°C là bao nhiêu?
C\(_d\) = 380 J/kg.K
A. 57000kJ B.57000J
C.5700J D. 5700kJ
Câu 10. Để đun 8,8kg nước từ 5°C nóng lên 85°C. Bỏ qua sự thất thoát nhiệt với môi trường xung quanh. Người ta phải dùng khôi lượng dầu là m (g), nhiệt dung riêng của nước là C\(_n\) = 4200 J/kgK; Biết rằng khi đốt cháy 1 kg dầu thì thu được năng lượng q = 44.10\(^6\) J, hỏi khối lượng m(g) dầu cần dùng là :
A .6,72g . B. 0,672g.
C. 67,2g D. 672g
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
D | C | A | C | B |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | B | D | B | C |
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 10
Mở đầu
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
Unit 3: Please Don't Feed the Monkeys.
Bài 7. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á