CHƯƠNG II. NHIỆT HỌC - VẬT LÍ 8

Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 14 - Chương 2 - Vật lí 8

Đề bài

A .TRẮC NGHIỆM.

Câu 1. Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng thu vào của một vật?

A. Q = mc∆t, với ∆t là độ giảm nhiệt độ

B. Q = mc∆t, với ∆t là độ tăng nhiệt độ

C. Q = mc(t\(_1\) - t\(_2\) ), với t\(_1\) là nhiệt độ ban đầu, t\(_2\) là nhiệt độ cuối của vật

D. Q = mc(t\(_1\) + t\(_2\) ), với t\(_1\)  là nhiệt độ ban đầu, t\(_2\) là nhiệt độ cuối của vật

Câu 2. Hình sau vẽ các đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của 3 vật a, b, c nhận được những nhiệt lượng như nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. Biết cả 3 vật đều được làm bằng thép và có khối lượng m \(_a\)  > m\(_b\)  > m\(_c\) .

Nếu bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh thì trường hợp nào dưới đây là đúng?

A.Đường I ứng với vật b, đường II ứng với vật c, đường III ứng với vật a.

B. Đường I ứng với vật a, đường II ứng với vật c đường III ứng với vật b.

C. Đường I ứng với vật c, đường II ứng với vật b, đường III ứng với vật a. 

D. Đường I ứng với vật b, đường II ứng với vật a, đường III ứng với vật c.

Câu 3. Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng tỏa ra của một vật?

A. Q = mc(t\(_2\)  - t\(_1\) ), với t\(_1\)  là nhiệt độ ban đầu, t\(_2\)  là nhiệt độ cuối của vật.

B. Q = mc(t\(_1\) - t\(_2\) ), với t\(_1\)  là nhiệt độ ban đầu, t\(_2)(  là nhiệt độ cuối của vật.

C. Q = mc(t\(_1\)  +t\(_2\)  ), với t\(_1\)  là nhiệt độ ban đầu, t\(_2\)  là nhiệt độ cuối của vật.

D. Q = mc∆t, với ∆t độ tăng nhiệt độ của vật.

Câu 4. Pha một lượng nước nóng ở nhiệt độ t vào nước lạnh ở 10°C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn họp nước là 20°C. Biết khối lượng nước lạnh gấp 3 lần khối lượng nước nóng. Hỏi nhiệt độ lúc đầu t của nước nóng bằng bao nhiêu?

A. 50°C                      B. 60°C.                  

C. 70°C                       D. 80°C

Câu 5. Khối nước và khối đất riêng biệt cùng khối lượng. Biết nhiệt dung riêng của nước và đất lần lượt là c\(_n\)  = 4200 J/kgK và c\(_d\)  = 800 J/kgK. Để hai khối này có độ tăng nhiệt độ như nhau thì phải cung cấp nhiệt lượng cho nước nhiều gấp bao nhiêu lần so với nhiệt lượng cung cấp cho đất ?

A.2,25                             B.4,25.

C. 5,25                            D. 6,25

B. TỰ LUẬN

Câu 6. Người ta đổ 1 kg nước sôi vào 2kg nước ở nhiệt độ 25°C. Sau khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ cùa nước là 45°C. Tính nhiệt lượng mà nước đã tỏa ra môi trường ngoài?

 

 

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

B

C

B

A

C

Câu 6.

Nhiệt lượng nước nóng tỏa ra là: \(Q_\text{tỏa}  = c.m_1  (t^o-t_1^o ) = c (100 - t^o)\)

Nhiệt lượng nước lạnh thu vào là: \(Q_{thu}  = c.m_2  (t_2  -t_1 ) = 2c (t^o-25).\)

Ta có phương trình cân bằng nhiệt:

\(Q_{thu}  = Q_\text{tỏa} \)

\(\Rightarrow c (100 -t^o) = 2c (t^o- 25)\)

\(\Rightarrow t^o= 50^oC.\)

Độ chênh lệch nhiệt độ so với thực tế: 5°C.

Nhiệt lượng tỏa ra môi trường ngoài là: \(Q = c.5.(m_1  + m_2 ) = 63000\;J.\)

 

 
Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved