Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
Bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 7 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Bộ phận nào của giai cấp địa chủ phong kiến có tinh thần yêu nước và tham gia vào các phong trào yêu nước khi có điều kiện?
A. Đại địa chủ.
B. Trung địa chủ.
C. Trung, tiểu địa chủ.
D. Tiểu địa chủ.
Câu 2. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã hình thành hai giai cấp mới nào?
A. tư sản, tiểu tư sản.
B. địa chủ, nông dân.
C. công nhân, nông dân.
D. công nhân, tiểu tư sản.
Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là
A. Công nhân.
B. Nông dân.
C. Tiểu tư sản.
D. Tư sản dân tộc.
Câu 4. Việc tiếp thu các trào lưu văn hóa tiến bộ bên ngoài đã có ảnh hưởng như thế nào đến thái độ chính trị của bộ phận tiểu tư sản trí thức?
A. Thỏa hiệp với Pháp khi có quyền lợi.
B. Có tinh thần đoàn kết với nông dân.
C. Đấu tranh mạnh mẽ theo khuynh hướng vô sản.
D. Có tinh thần hăng hái cách mạng.
Câu 5. So với cuộc khác thuộc địa lần thứ nhất, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai có điểm gì mới?
A. Tăng cường vốn đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế.
B. Qui mô khai thác lớn hơn, triệt để hơn, xã hội bị phân hóa sâu sắc.
C. Cướp đoạt toàn bộ ruộng đất của nông dân lập đồn điền trồng cao su.
D. Hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp nặng.
Câu 6. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là
A. công nhân và tư sản.
B. nông dân và địa chủ.
C. nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
D. địa chủ và tư sản.
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1. (3 điểm) Nêu nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam?
Câu 2: (1 điểm) Mục đích của những thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục Pháp thực hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là gì?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
C | A | B | D | B | C |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 57.
Cách giải:
Về giai cấp địa chủ phong kiến:
- Bộ phận địa địa chủ: câu kết chặt chẽ với thực dân Pháp, chia nhau chiếm đoạt ruộng đất của nông dân.
- Bộ phận trung, tiểu địa chủ: có tinh thần yêu nước nên đã tham gia vào các phong trào yêu nước khi có điều kiện.
Chọn: C
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 58.
Cách giải:
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đã cho ra đời hai giai cấp mới: tư sản và tiểu tư sản.
Chọn: A
Chú ý:
- Công nhân: ra đời trong khai thác thuộc địa lần 1 (1897 – 1914).
- Nông dân, địa chủ: hai giai cấp cơ bản đã có từ trước.
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 58.
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là giai cấp nông dân.
Chọn: B
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 58, suy luận.
Cách giải:
Giai cấp tiểu tư sản, trong đó có bộ phận tiểu tư sản trí thức, sinh viên, học sinh có điều kiện tiếp xúc với các trào lưu tư tưởng văn hóa tiến bộ bên ngoài nên có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng trong quá trình cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta.
Chọn: D
Câu 5.
Phương pháp: Phân tích, so sánh.
Cách giải:
Về cơ bản những chính sách khai thác của thực dân Pháp ở Đông Dương không có nhiều điểm khác biệt so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Điểm khác quan trọng ở cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai là:
- Pháp đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn: chỉ trong vòng 6 năm, Pháp đã đầu tư vào Đông Dương, trong đó có Việt Nam 4 tỉ phrăng.
- Sự triệt để của thực dân Pháp là làm sao để khai thác triệt để nhất các nguồn lợi về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân công rẻ mạt, đầu tư càng hiệu quả càng tốt.
- Xã hôi phân hóa sâu sắc: bên cạnh ba giai cấp cũ: nông dân, công nhân và địa chủ phong kiến đã xuất hiện thêm hai giai cấp mới là: tư sản và tiểu tư sản.
Chọn: B
Câu 6.
Phương pháp: Phân tích, nhận xét.
Cách giải:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp đã thực hiện các chính sách nhằm vơ vét, bóc lột tối đa sức người, sức của của nhân dân ta. Chính vì thế, đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực -> mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp là mâu thuẫn chủ yếu và gay gắt nhất.
Chọn: C
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 57.
Cách giải:
* Về kinh tế - tài chính: Pháp tăng cường sự đầu tư và đẩy mạnh khai thác, chủ yếu ở hai ngành - nông nghiệp và khai mỏ.
- Nông nghiệp: tiến hành cướp ruộng đất để phát triển các đồn điền cao su.
- Khai mỏ: chủ yếu là mỏ than.
- Công nghiệp: Chú ý tới công nghiệp chế biến (mở nhiều nhà máy sợi, nhà máy rượu, nhà máy điện, nhà máy đường, nhà máy xay xát gạo).
- Thương nghiệp: đánh thuế nặng hàng ngoại nhập vào Việt Nam, nhưng nhập nhiều hàng Pháp miễn thuế.
- Giao thông vận tải: được mở mang để phục vụ khai thác.
- Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương.
* Về chính trị:
- Pháp tăng cường chính sách cai trị và khai thác thuộc địa. Bộ máy đàn áp, cảnh sát, mật thám, nhà tù hoạt động ráo riết.
- Cải cách chính trị - hành chính: đưa thêm người Việt vào làm các công sở, lập Viện dân biểu…
* Về văn hoá giáo dục:
- Hệ thống giáo dục Pháp - Việt được mở rộng. Cơ sở xuất bản, in ấn ngày càng nhiều, ưu tiên xuất bản các sách báo cổ vũ chủ trương “Pháp - Việt đề huề”.
- Các trào lưu tư tưởng, khoa học - kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật phương Tây vào Việt Nam, tạo ra sự chuyển mới về nội dung, phương pháp tư duy sáng tác. Các yếu tố văn hoá truyền thống, văn hoá mới tiến bộ và ngoại lai nô dịch cùng tồn tại, đan xen, đấu tranh với nhau.
Câu 2:
Phương pháp: sgk trang 57, suy luận.
Cách giải:
Mục đích của những thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục Pháp thực hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai:
- Để phục vụ cho công cuộc đẩy mạnh khai thác, bóc lột và củng cố bộ máy chính trị của thực dân Pháp ở thuộc địa.
- Nô dịch tinh thần quần chúng, biến quần chúng thành những đám đông tự ti, kém hiểu biết,... truỵ lạc hoá đối với người dân, đặc biệt là thanh niên với mọi thủ đoạn.
Đề thi vào 10 môn Toán Thái Nguyên
Đề thi vào 10 môn Toán An Giang
Chương 5. Dẫn xuất của hiđrocacbon. Polime
Đề thi vào 10 môn Văn Hòa Bình
Đề thi giữa kì 1