Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Ba quốc gia nào ở Đông Nam Á đã chớp thời cơ Nhật đầu hàng đồng minh để tiến hành khởi nghĩa vũ trang và giành thắng lợi trong năm 1945?
A. Inđônêxia, Việt Nam, Campuchia.
B. Inđônêxia, Campuchia, Lào.
C. Việt Nam, Lào, Campuchia.
D. Lào, Việt Nam, Inđônêxia.
Câu 2. Đến khoảng thời gian nào hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc – thực dân về cơ bản bị sụp đổ?
A. Từ những năm 50 của thế kỉ XX.
B. Từ những năm 60 của thế kỉ XX.
C. Từ những năm 80 của thế kỉ XX.
D. Từ những năm 90 của thế kỉ XX.
Câu 3. Sự kiện nào được lịch sử gọi là “Năm Châu Phi”?
A. An-giê-ri tuyên bố độc lập.
B. Chế độ phân biệt chủng tộc được xóa bỏ.
C. Cách mạng Môdămbích giành thắng lợi.
D. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.
Câu 4. Từ những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân cũ chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào?
A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
C. Chế độ phân biệt chủng tộc.
D. Chế độ thực dân.
Câu 5. Sau nhiều năm đấu tranh bền bỉ của người da đen, chính quyền thực dân của các giai cấp thống trị người da trắng đã phải
A. Thành lập Liên minh vì tiến bộ.
B. Tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
C. Giúp các nước châu Phi phát triển kinh tế.
D. Thành lập hai nhà nước tự trị ở hai miền Nam Phi.
Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa thực dân - đế quốc đã sụp đổ đến tận gốc rễ?
A. Cách mạng Cuba giành thắng lợi.
B. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.
C. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ hoàn toàn.
D. Môdămbích và Ănggôla tuyên bố độc lập.
II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 7. Em có nhận xét gì về những đặc điểm chính của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945 (về quy mô phong trào, thành phần tham gia lãnh đạo, hình thức và khí thế đấu tranh)?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
D | B | D | C | B | C |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 13.
Cách giải:
Ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, nhân dân nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy, tiến hành khởi nghĩa vũ trang, lật đổ ách thống trị của phát xít, thành lập chính quyền cách mạng, tiêu biểu là các nước Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
Chọn đáp án: D
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 13.
Cách giải:
Tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc – thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc địa chỉ còn 5,2 triệu km^2 với 35 tr dân, tập trung chủ yếu ở miền Nam châu Phi.
Chọn đáp án: B
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 13.
Cách giải:
Năm 1960, 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập, lịch sử gọi sự kiện này là “Năm Châu Phi”.
Chọn đáp án: D
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 14.
Cách giải:
Trong cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức cuối cùng của nó là chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) tập trung ở ba nước miền Nam châu Phi là: Rô-đê-đi-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi.
Chọn đáp án: C
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 14.
Cách giải:
Sau nhiều năm đấu tranh kiên cường và bền bỏ của người da đen, chính quyền của các giai cấp phong kiến thống trị người da trắng đã phải tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, công nhận quyền bầu cử và các quyền tự do, dân chủ khác của người da đen.
Chọn đáp án: B
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 14, suy luận.
Cách giải:
Sau khi Môdămbích và Ănggôla tuyên bố độc lập thì từ những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức là chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) tập trung ở ba nước miền Nam châu Phi.
=> Năm 1993, Hiến pháp Nam Phi quy định chế độ phân biệt chủng tộc được xóa bỏ hoàn toàn.
=> Hình thức tồn tại cuối cùng của chủ nghĩa thực dân – đế quốc bị xóa bỏ hoàn toàn.
=> Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai được xóa bỏ cũng đồng nghĩa chủ nghĩa đế quốc – thực dân đã sụp đổ đến tận gốc rễ.
Chọn đáp án: C
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 13.
Cách giải:
Những đặc điểm chính của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945:
- Quy mô phong trào: Phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ ở hầu hết thuộc địa của chù nghĩa đế quốc, từ châu Á, châu Phi, đến khu vực Mĩ La-tinh.
- Thành phần tham gia và lãnh đạo: Đông đảo các giai cấp, các tầng lớp nhân dân: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, tư sản dân tộc (ở Việt Nam là giai cấp vô sản).
- Hình thức và khí thế đấu tranh: Đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính. Trong đó đấu tranh vũ trang là hình thức chủ yếu, phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, quyết liệt làm tan rã từng mảng rồi dẫn đến sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 1 - Hóa học 9
Đề thi vào 10 môn Toán Vĩnh Phúc
SOẠN VĂN 9 TẬP 1
Bài 24
Đề thi vào 10 môn Văn Đăk Lăk