Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 12. Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 13. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài 14. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1 (TH) Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là do
A. cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra trầm trọng.
B. âm mưu muốn bá chủ thế giới của Đức và Nhật Bản.
C. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc xung quanh về vấn đề thuộc địa.
D. các nước Anh, Pháp, Mĩ dung dưỡng, nhượng bộ với phát xít.
Câu 2 (TH) Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) vì:
A. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.
B. không tham gia khối Đồng minh chống phát xít.
C. thực hiện chính sách hòa bình, trung lập.
D. ngăn cản việc thành lập liên minh chống phát xít.
Câu 3 (NB) Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) bùng nổ, thái độ của Anh, Pháp đối với các hành động của liên minh phát xít là
A. trung lập với các hoạt động diễn ra bên ngoài lãnh thổ.
B. nhượng bộ, thỏa hiệp phát xít.
C. coi phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất.
D. liên kết với Liên Xô để chống phát xít.
Câu 4 (NB) Hội nghị Muy-nich với sự tham gia của các quốc gia nào sau đây?
A. Anh, Pháp, Nhật, Italia.
B. Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp.
C. Đức, Áo, Hung, Bỉ.
D. Anh, Pháp, Đức, Italia.
Câu 5 (VD) Bản chất sự liên kết các nước trong “phe Trục” là gì?
A. Liên minh các nước thực dân.
B. Liên minh các nước tư bản dân chủ.
C. Liên minh các nước phát xít.
D. Liên minh các nước thuộc địa.
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Nguyên nhân nào dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 2: (2 điểm) Theo em, sự kiện Muy-ních còn được nhìn nhận, đánh giá như thế nào?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1. C | 2. A | 3. B | 4. D | 5. C |
Câu 1.
Phương pháp: giải thích
Cách giải:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc xung quanh về vấn đề thuộc địa.
Chọn: C
Câu 2.
Phương pháp: Giải thích.
Cách giải:
Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) vì: thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít. Điều này được thể hiện rõ trong Hội nghị Muy-ních.
Chọn: A
Câu 3.
Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 91.
Cách giải:
Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) bùng nổ, thái độ của Anh, Pháp đối với các hành động của liên minh phát xít là nhượng bộ, thỏa hiệp phát xít.
Chọn: B.
Câu 4.
Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 91.
Cách giải:
Ngày 29/9/1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập với sự tham gia của người đứng đầu các chính phủ Anh, Pháp, Đức, Italia.
Chọn: D
Câu 5.
Phương pháp: Phân tích.
Cách giải:
Bản chất sự liên kết các nước trong “phe Trục” là liên minh các nước phát xít: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Phe Trục này được hình thành vào những năm 30 của thế kỉ XX còn được gọi là Trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô.
Chọn: C
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
Phương pháp: sgk trang 90-94, suy luận.
Cách giải:
Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:
* Nguyên nhân sâu xa:
- Do sự chệnh lệch trình độ phát triển giữa các nước tư bản, dẫn đến những mâu thuẫn về thuộc địa, thị trường.
- Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã làm những mâu thuẫn trở nên sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.
- Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 2:
Phương pháp: sgk trang 91, 92, phân tích, nhận xét.
Cách giải:
Ngày 29/09/1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập với sự tham gia của Anh, Pháp, Đức và I-ta-li-a.
Sự kiện Muy-ních còn được nhìn nhận, đánh giá:
- Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của chính sách nhượng bộ phát xít nhằm tiêu diệt Liên Xô của Mĩ – Anh.
- Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc (kể cả Anh - Pháp - Mĩ và Đức - Italia - Nhật Bản) trong việc tiêu diệt Liên Xô.
Chuyên đề 3: Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ
Chủ đề 1: Vai trò, tác dụng của môn bóng chuyền đối với sự phát triển thể chất - một số điều luật thi đấu môn bóng chuyền
Chuyên đề 1. Dinh dưỡng khoáng - tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch
Unit 0: Introduction
Unit 6: Transitions
SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Lịch sử 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 11
SBT Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử 11
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Lịch sử Lớp 11
Tập bản đồ Lịch sử Lớp 11