Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
Bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 7 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Đề bài
Câu 1: (4 điểm) Nêu và nhận xét những chính sách của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh?
Câu 2: (3 điểm) Thực dân Pháp đã đàn áp phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh như thế nào?
Câu 3: (3 điểm) Nêu tình hình cách mạng Việt Nam từ cuối năm 1931? Trước tình hình đó, các đảng viên cộng sản đã làm gì?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:
Phương pháp: sgk trang 74, nhận xét.
Cách giải:
Sau khi nắm chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã đưa ra một loạt các chính sách thể hiện tính dân chủ cao:
- Về chính trị: chính quyền cách mạng đã kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, bãi bỏ các thứ thuế, thực hiện quyền tự do dân chủ cho nhân dân, thành lập các đoàn thể cách mạng dưới hình thức các Nông hội, Công hội, Hội tương tế,...
- Về kinh tế: chia lại ruộng đất công cho nông dân, bắt địa chủ giảm tô, xóa nợ.
- Về văn hóa, giáo dục: khuyến khích nhân dân học chữ Quốc ngữ, bài trừ mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội, tuyên truyền ý thức chính trị cho quần chúng...
⟹ Nhận xét: Như vậy thông qua những việc làm trên, Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 2:
Phương pháp: sgk trang 75.
Cách giải:
- Cho máy bay ném bom tàn sát cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) ngày 12-9-1930.
- Điều động binh lính về đóng chốt tại Vinh - Bến Thủy, tiến hành càn quét, khủng bố, đốt phá, triệt hạ làng mạc.
- Sử dụng các thủ đoạn chia rẽ, dụ dỗ, mua chuộc,…
=> Kết quả: Hành động đàn áp, khủng bố tàn bạo của thực dân Pháp đã khiến cho nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng bị phá vỡ, nhiều Đảng viên, chiến sĩ yêu nước bị bắt, bị giết, lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề.
Câu 3:
Phương pháp: sgk trang 75.
Cách giải:
* Tình hình cách mạng Việt Nam từ cuối năm 1931:
- Đế quốc Pháp và phong kiến tay sai thẳng tay khủng bố nhân dân ta cực kì tàn bạo.
- Hàng nghìn chiến sĩ cộng sản, hàng vạn người yêu nước bị bắt, bị giết hoặc bị tù đày.
* Trước tình hình khó khăn trên, các đảng viên cộng sản:
- Vẫn nêu cao khí phách kiên cường, bất khuất, kiên trì đấu tranh bảo vệ lập trường, quan điểm cách mạng Đảng.
- Biến nhà tù thành trường học cách mạng, tìm cách liên hệ với các cơ sở Đảng bên ngoài.
- Số đảng viên bên ngoài âm thầm tìm cách gây dựng lại tổ chức cơ sở Đảng trong quần chúng.
SOẠN VĂN 9 TẬP 2
Nghị luận xã hội
Đề thi vào 10 môn Văn Trà Vinh
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 3 - Hóa học 9
Bài 35. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long