Đề bài
Câu 1. Nêu các cách khác nhau để xác định tên cực của một kim nam châm khi màu sơn đánh dấu cực của kim nam châm đã bị tróc hết.
Câu 2. Khi chạm đầu tuốc-nơ-vít vào thanh nam châm thì sau đó tuốc-nơ-vít hút được các ốc vít bằng sắt.
Giải thích tại sao?
Câu 3. Trong hình vẽ,lực từ tác dụng vào dây AB có chiều như thế nào
Câu 4. Hãy nêu nguyên tắc chế tạo nam châm vĩ cửu và nam châm điện.
Câu 5. Cho dụng cụ gồm có kim nam châm(biết các cực),ống dây. Nêu các tìm cực của một nguồn điện.
Lời giải chi tiết
Câu 1:
Dựa vào định hướng của kim nam châm trong từ trường của Trái đất hoặc dùng một nam châm khác đã biết tên cực để xác định tên các cực của kim nam châm (hai cực từ cùng tên thì đẩy nhau, hai cực từ khác nhau thì hút nhau).
Câu 2:
Khi chạm tuốc-nơ-vít vào thanh nam châm thì sau đó tuốc-nơ-vít hút được các ốc vít bằng sắt vì tuốc-nơ-vít làm bằng thép, khi chạm tuốc-nơ-vít vào nam châm, nó bị nhiễm từ, trở thành nam châm vĩnh cửu và hút được sắt.
Câu 3:
Phương vuông góc với trang giấy, chiều hướng ra ngoài.
Câu 4:
+ Nguyên tắc chế tạo nam châm vĩnh cửu: đặt thanh thép vào trong lòng ống dây, rồi cho dòng điện 1 chiều chạy qua ống dây một thời gian.
+ Nguyên tắc chế tạo nam châm điện: đặt thanh sắt non vào trong lòng ống dây, rồi cho dòng điện 1 chiều chạy qua ống dây.
Câu 5:
Bố trí thí nghiệm như hình vẽ:
Đưa nam châm lại gần ống dây, ta xác định được cực ống dây, dùng nguyên tắc bàn tay phải ta xác định được chiều dòng điện trong ống dây, từ đó xác định được cực của nguồn điện.
Đề thi vào 10 môn Văn Đồng Tháp
Bài 1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9
Bài 13
Bài 34. Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ