Đề bài
A.TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Kết luận nào sau đây nói về cách dùng ampe kế để đo cường độ dòng điện qua một điện trở đúng ?
Để đo cường độ dòng điện chạy qua một điện trở dùng ampe kế mắc:
A. Nối tiếp với dây dẫn cần đo sao cho chốt (+) nối với cực dương , chốt (-) nối với cực âm của nguồn điện
B. Song song với dây dẫn cần đo sao cho chốt (+) nối với cực dương , chốt (-) nối với cực âm của nguồn điện
C. Nối tiếp với dây dẫn cần đo sao cho chốt (-) nối với cực dương , chốt (+) nối với cực âm của nguồn điện
D. Song song với dây dẫn cần đo sao cho chốt (-) nối với cực dương , chốt (+) nối với cực âm của nguồn điện
Câu 2. Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 8V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,4A. Quan sát bảng giá trị hiện điện thế vào cường độ dòng điện sau đây và cho biết giá trị nào của A,B,C,D thì không phù hợp ?
Hiệu điện thế U(V) | 8 | 9 | 16 | C | D |
Cường độ dòng điện I(A) | 0,4 | A | B | 0,95 | 1 |
A. 0,54A B.0,8A
C.19V D.20V
Câu 3. Cho hai điện trở R1 = R2 =20Ω mắc vào hai điểm A,b Điện trở tương đương của mạc AB khi R1 mắc song song R2 là
A.10Ω B. 20Ω
C. 30Ω D. 40Ω
Câu 4. Cho 2 điện trở R1 = 20Ω; R2 =60Ω. Mắc R1 nối tiếp R2 vào hiệu điện thế U = 120V. Cường độ dòng điện qua mạch trên là
A.10A B. 7,5A
C. 2A D. 1,5A
Câu 5. Khi đặt hai đầu dây điện vào hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,6A. Nếu cường độ dòng điện chạy qua nó là 1A thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là
A.12V B. 9V
C. 15V D.18V
B. TỰ LUẬN
Câu 6. Cho mạch điện như hình 5 với R1 = 2Ω; R2 =4Ω, R3 = 8Ω; R4 =10Ω. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U thì đo được hiệu điện thế hai đầu điện trở R1 là 2V. Tính hiệu điện thế U và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở thành phần?
Câu 7: Cho hai điện trở R1 = 15Ω, chịu được dòng điện tối đa là 2A; R2 =15Ω chịu được dòng điện tối đa là 1,5A mắc song song. Tính hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu mạch đó để khi hoạt động không có điện trở nào hỏng?
Lời giải chi tiết
Câu 1: Chọn A
Cách đúng một ampe kế để đo cường độ dòng điện là: Dùng ampe kế mắc nối tiếp với dây dẫn cần đo sao cho chốt (+) nối với cực dương , chốt (-) nối với cực âm của nguồn điện.
Câu 2: Chọn A
Điện trở mạch:
Vậy thì ở đây là 0,54 A nên không phù hợp
Câu 3: Chọn A
Điện trở tương đương của đoạn mạch AB khi R1 mắc song song R2 :
Đối với đoạn mach mắc song song:
Câu 4: Chọn D
- Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB khi R1 nối tiếp R2:
Sử dụng công thức đối với đoạn mạch mắc nối tiếp: Rtd = R1 + R2
Ta có Rtd = R1 + R2 = 80Ω.
Tính cường độ dòng điện qua mạch:
Câu 5: Chọn C
Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng bấy nhiêu lần. Cường độ dòng điện cũng tăng lên 5/3 lần nên hiệu điện thế đặt vào dây dẫn đã tăng lên lần. .
Câu 6:
Cường độ dòng điện
- Hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch U:
- Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở :
+ U2 = I. R2 = 1.4 = 4V.
+ U3 = I. R3 = 1.8= 8V.
+ U4 = I. R4 = 1.10 = 10V.
Câu 7:
Hiệu điện thế tối đa để cho R1 chịu được vậy Umax1 = 15.2 = 30V.
Hiệu điện thế tối đa để cho R2 chịu được vậy Umax2 = 15.1,5 = 22,5V.
Hiệu điện thế tối đa để cho R1 , R2 cùng chịu được vậy Umax2 = 22.5V.
Bài 18
Đề thi giữa kì 2
Bài 20
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Hóa học lớp 9
QUYỂN 4. LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ