Đề bài
Câu 1. Từ trường là gì? Làm thế nào để nhận biết có tồn tại một từ trường?
Câu 2. Khi chạm mũi kéo vào đầu thanh nam châm thì sau đó mũi kéo hút được các vụn sắt. Giải thích tại sao?
Câu 3. Giải thích hoạt động của dòng rơle ở hình a.
Câu 4. Khi từ trường tác dụng một lực làm dây dẫn chuyển động, có sự biến đổi năng lượng như thế nào trong sự xuất hiện của lực từ?
Câu 5. Trong hình b, chiều dòng điện chạy trong ống dây như thế nào?
Lời giải chi tiết
Câu 1:
Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường. Nam châm hoặc dòng điện đều có khả năng tác dụng lực lên một kim nam châm gần đó.
Người ta dùng một kim nam châm (gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường. Nếu có tồn tại từ trường thì từ trường sẽ tác dụng lên kim châm làm kim nam châm quay.
Câu 2:
Mũi kéo là bằng thép, khi chạm mũi kéo vào nam châm, nó bị nhiễm từ, trở thành nam châm vĩnh cửu.
Câu 3:
Bình thường thanh sắt S chạm vào tiếp điểm 1, 2 khi động cơ điện M đang hoạt động. Nếu dòng điện trong mạch tăng lên đột ngột, lực hút nam châm điện mạnh hơn bình thường làm thanh sắt S bị hút về lực của nam châm, rời khỏi tiếp điểm 1, 2 lúc đó mạch hở, bảo vệ động cơ M không bị cháy.
Câu 4:
Từ trường tác dụng lên dòng điện một lực làm dây dẫn chuyển động, như vậy lực từ gây nên một công, do đó đã có sự biến đổi điện năng thành cơ năng.
Câu 5:
+ Theo tính chất tương tác lực từ giữa hai nam châm, suy ra cực từ Bắc là cực bên trái, từ cực Nam là lực bên phải.
+ Theo quy tắc nắm bàn tay phải thì dòng điện chạy trong ống dây có chiều từ B đến A.
Bài 5. Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999
Bài 32. Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Vật lí lớp 9
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 9
Câu hỏi tự luyện Sử 9