Bài 1. Phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 3. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
Bài 4. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số.
Bài 5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Bài 6.Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (Tiếp theo)
Ôn tập chương III - Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Đề kiểm 15 phút - Chương 3 - Đại số 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 3 - Đại số 9
Bài 1. Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
Bài 2. Đồ thị của hàm số y = ax^2 (a ≠ 0).
Bài 3. Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Bài 5. Công thức nghiệm thu gọn
Bài 6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
Bài 7. Phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài 8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Ôn tập chương IV - Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 4 - Đại số 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 4 - Đại số 9
Đề bài
Bài 1: Cho phương trình \({x^2} - 2x + m + 2 = 0.\) Tìm m để phương trình có hai nghiệm \(x_1;x_2\) và \(x_1^2 + x_2^2 = 10.\)
Bài 2: Tìm m để phương trình \({x^2} - 2x + m = 0\) có hai nghiệm khác dấu.
Bài 3: Tìm m để hai phương trình sau tương đương :
\({x^2} + mx - 2 = 0\) và \({x^2} - 2x + m = 0\).
LG bài 1
Phương pháp giải:
Giả sử phương trình có hai nghiệm \(x_1;x_2\)
Sử dụng hệ thức vi-ét để tìm tổng và tích hai nghiệm
\({x_1} + {x_2} = - \frac{b}{a};{x_1}.{x_2} = \frac{c}{a}\)
Rồi thế vào biểu thức đề bài cho và kiểm tra lại
Lời giải chi tiết:
Bài 1: Giả sử phương trình có hai nghiệm \(x_1;x_2\). Theo định lí Vi-ét, ta có :
\(\left\{ \matrix{ {x_1} + {x_2} = 2 \hfill \cr {x_1}{x_2} = m + 2 \hfill \cr} \right.\)
Khi đó : \(x_1^2 + x_2^2 = 10 \)
\(\Leftrightarrow {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2} = 10\)
\( \Leftrightarrow 4 - 2\left( {m + 2} \right) = 10 \Leftrightarrow m = - 5\)
Thử lại: với \(m = − 5\), ta có phương trình \(:{x^2} - 2x - 3 = 0.\)
\(a = 1; c = − 3 \Rightarrow ac < 0.\) Vậy phương trình có nghiệm ( khác dấu).
( Nếu tìm điều kiện \(∆’ >\) 0 trước và xét \(x_1^2 + x_2^2 = 10\) sau thì không cần thử lại.
LG bài 2
Phương pháp giải:
Phương trình có hai nghiệm khác dấu \( \Leftrightarrow P < 0 \)
Lời giải chi tiết:
Bài 2: Phương trình có hai nghiệm khác dấu \( \Leftrightarrow P < 0 \Leftrightarrow m < 0.\)
LG bài 3
Phương pháp giải:
Xét hai trường hợp
Trường hợp 1 : Hai phương trình cùng vô nghiệm
Trường hợp 2 : Hai phương trình có nghiệm
Lời giải chi tiết:
Bài 3:
+) Trường hợp 1 : Hai phương trình cùng vô nghiệm ( điều này không xảy ra vì phương trình \({x^2} + mx - 2 = 0\) có \(a = 1; c = − 2 \Rightarrow ac < 0\) nên luôn có nghiệm).
+) Trường hợp 2 : Hai phương trình có nghiệm
\( \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ {\Delta _1} \ge 0 \hfill \cr \Delta {'_2} \ge 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ {m^2} + 8 \ge 0 \hfill \cr 1 - m \ge 0 \hfill \cr} \right. \)\(\;\Leftrightarrow m \le 1.\)
Khi đó, hai phương trình tương đương \( \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ {S_1} = {S_2} \hfill \cr {P_1} = {P_2} \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ - m = 2 \hfill \cr - 2 = m \hfill \cr} \right. \)\(\;\Leftrightarrow m = - 2.\)
Vậy \(m = - 2.\)
B- LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
Bài 24
Đề thi vào 10 môn Văn Đà Nẵng
Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Bài 27. Thực hành: Kinh tế biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ