Đề bài
Câu 1 (2,5 điểm)
Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội ?
Câu 2 (2,5 điểm)
Tại sao nói phương pháp phân tích các thế hộ lai là phương pháp nghiên cứu độc đáo của Menđen ?
II. Phần trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:
1. Hiện tượng di truyền là
A. hiện tượng các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên được truyền đạt cho các thế hệ con cháu.
B. hiện tượng các tính trạng của cơ thể được sao chép qua các thế hệ
C. hiện tượng bố mẹ sinh ra con cái mang những đặc điểm giống mình
D. hiện tượng bố mẹ truyền đạt vật chất di truyền cho con cái
2. Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng và khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì đời con lai F2 phân tính vì
A. tính trạng trội át tính trạng lặn.
B. gen trội át hoàn toàn gen lặn.
C. F2 có cả kiểu gen đồng hợp trội và lặn.
D. cả B và C.
3. Phép lai nào trong các phép lai sau đây cho tỉ lệ phân tính là 1 : 1 ?
A. Aa × aa
B. AA × Aa
C. Aa × Aa
D. AA × aa
4. Các con có đủ 4 nhóm máu thì bố mẹ có kiểu gen là
A. IAIB × IOIO B. IAIO × IBIO
C. IBIB × IAIO D. IAIO × IOIO
5. Không thể tìm thấy được 2 người có cùng kiểu gen giống hệt nhau trên Trái Đất, ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng vì trong quá trình sinh sản hữu tính
A. tạo ra một số lượng lớn biến dị tổ hợp.
B. các gen có điều kiện tương tác với nhau
C. dễ tạo ra các biến dị di truyền.
D. ảnh hưởng của môi trường.
Câu 2 (2,5 điểm)
1. Chọn câu đúng câu sai trong các câu sau :
Câu | Đúng | Sai |
A. Kết quả của phép lai phân tích giúp xác định được tính trạng là trội hoàn toàn hay không hoàn toàn. | ||
B. Kết quả của phép lai phân tích giúp xác định được kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp. | ||
C. Kết quả của phép lai phân tích giúp xác định được giống cây trồng, vật nuôi là thuần chủng hay không thuần chủng. |
2. Chọn từ, cụm từ phù hợp trong số các từ, cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống trong câu sau :
Hiện tượng đồng tính ở F1 là hiện tượng các cơ thể lai F1 cùng có một….(1)…..Hiện tượng phân tính ở F2 là hiện tượng xuất hiện…..(2)…..
A. kiểu gen
B. kiểu hình
C. tỉ lệ 3 trội : 1 lặn
D. cả kiểu hình trội và kiểu hình lặn
Lời giải chi tiết
1. Phần tự luận (5 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm)
- Dựa vào kết quả phép lai phân tích có thể xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội :
+ Cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp nếu kết quả của phép lai là đồng tính.
+ Cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp nếu kết quả phép lai là phân tính.
- Học sinh có thể nêu ví dụ:
P: | AA × aa | Aa × aa |
GP : | A a | A ; a a ; a |
Fb: | Aa | Aa aa |
(đồng tính) | (phân tính) |
Câu 2 (2,5 điểm)
Trước Menđen, người ta đã tổ chức những thí nghiệm lai giống động vật và thực vật nhưng chưa thể phát hiện ra quy luật di truyền vì chưa có phương pháp nghiên cứu phù hợp. Lí do là các tác giả đó thường nghiên cứu đồng thời nhiều tính trạng một lúc. Với Menđen, ông đã tách riêng từng cặp tính trạng tương phản và theo dõi riêng rẽ từng cặp tính trạng, nhờ đó ông đã phát hiện ra các quy luật di truyền.
II. Phần trắc nghiệm (5 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
A | C | A | B | A |
1. Hiện tượng di truyền là hiện tượng các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên được truyền đạt cho các thế hệ con cháu.
Chọn A
2. Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng và khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì đời con lai F2 phân tính vì F2 có cả kiểu gen đồng hợp trội và lặn.
Chọn C
3. Phép lai Aa × aa cho tỉ lệ phân tính là 1 : 1
Chọn A
4. Các con có đủ 4 nhóm máu thì bố mẹ có kiểu gen là IAIO × IBIO
Chọn B
5. Không thể tìm thấy được 2 người có cùng kiểu gen giống hệt nhau trên Trái Đất, ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng vì trong quá trình sinh sản hữu tính tạo ra một số lượng lớn biến dị tổ hợp.
Chọn A
Câu 2. ( 2,5 điểm)
1.
A | B | C |
S | Đ | Đ |
2.
1 | 2 |
B | D |
Hiện tượng đồng tính ở F1 là hiện tượng các cơ thể lai F1 cùng có một kiểu hình. Hiện tượng phân tính ở F2 là hiện tượng xuất hiện cả kiểu hình trội và kiểu hình lặn.
Unit 9: English in the world
Bài 3
Bài 16. Thực hành: Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế
Bài 9. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản
Bài 23. Vùng Bắc Trung Bộ