Bài 1. Phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 3. Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
Bài 4. Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số.
Bài 5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Bài 6.Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (Tiếp theo)
Ôn tập chương III - Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Đề kiểm 15 phút - Chương 3 - Đại số 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 3 - Đại số 9
Bài 1. Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
Bài 2. Đồ thị của hàm số y = ax^2 (a ≠ 0).
Bài 3. Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Bài 5. Công thức nghiệm thu gọn
Bài 6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
Bài 7. Phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài 8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Ôn tập chương IV - Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 4 - Đại số 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 4 - Đại số 9
Đề bài
Đề bài
Bài 1: Giải phương trình:
a) \(\left( {{x^2} - 1} \right)\sqrt {2x - 1} = 0\)
b) \(25{x^4} + 21{x^2} - 4 = 0\)
c) \(4{x^2} - 9 = 0.\)
Bài 2: Cho parabol (P) : \(y = - {1 \over 2}{x^2}\) và đường thẳng (d): \(y = 2x + m.\) Tính m để (d) và (P) tiếp xúc với nhau.
Bài 3: Cho phương trình : \(2{x^2} - 4x + m - 3 = 0.\)
Tìm m để phương trình có hai nghiệm phân biệt x1, x2 và thỏa mãn \(x_1^2 + x_2^2 + {x_1}{x_2} = 8.\)
Bài 4: Một ca nô chạy từ A đến B và trở về hết tất cả 3 giờ. Tính vận tốc của ca nô khi đi từ A đến B, biết vận tốc lúc đi hơn lúc về là 15 km/h và đoạn sông dài 30km.
LG bài 1
LG bài 1
Phương pháp giải:
a. Giải phương trình tích
b. Đặt ẩn phụ
c. Chuyển vế
Lời giải chi tiết:
Bài 1: a) Ta có : \(\left( {{x^2} - 1} \right)\sqrt {2x - 1} = 0\)
\( \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ 2x - 1 \ge 0 \hfill \cr \left[ \matrix{ {x^2} - 1 = 0 \hfill \cr 2x - 1 = 0 \hfill \cr} \right. \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ x \ge {1 \over 2} \hfill \cr \left[ \matrix{ x = 1 \hfill \cr x = {1 \over 2} \hfill \cr} \right. \hfill \cr} \right. \)
\(\Leftrightarrow \left[ \matrix{ x = 1 \hfill \cr x = {1 \over 2}. \hfill \cr} \right.\)
b) Đặt \(t = {x^2};t \ge 0.\) Ta có phương trình :
\(25{t^2} + 21t - 4 = 0\)\(\; \Leftrightarrow \left[ {\matrix{ {{\rm{t}} = - 1\left( {{\text{loại}}} \right)} \cr {{\rm{t}} = {4 \over {25}}\left( {{\text{nhận}}} \right)} \cr } } \right.\)
Vậy \({x^2} = {4 \over {25}} \Leftrightarrow x = \pm {2 \over 5}.\)
c) \(4{x^4} - 9 = 0 \Leftrightarrow {x^4} = {9 \over 4} \Leftrightarrow {x^2} = {3 \over 2} \)
\(\Leftrightarrow x = \pm \sqrt {{3 \over 2}} \Leftrightarrow x = \pm {{\sqrt 6 } \over 2}.\)
LG bài 2
LG bài 2
Phương pháp giải:
Xét phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d)
(P) và (d) tiếp xúc nhau khi và chỉ khi phương trình trên có nghiệm kép \( \Leftrightarrow \Delta = 0 \)
Lời giải chi tiết:
Bài 2: Phương trình hoành độ điểm chung ( nếu có) của (P) và (d) :
\( - {1 \over 2}{x^2} = 2x + m \)\(\;\Leftrightarrow {x^2} + 4x + 2m = 0\left( * \right)\)
(P) và (d) tiếp xúc nhau khi và chỉ khi phương trình (*) có nghiệm kép
\( \Leftrightarrow ∆’ = 0 \Leftrightarrow 4 – 2m = 0 \Leftrightarrow m = 2.\)
LG bài 3
LG bài 3
Phương pháp giải:
Phương trình có hai nghiệm phân biệt x1, x2 \(\Leftrightarrow ∆’ > 0 \)
Sử dụng hệ thức vi-ét để tìm tổng và tích hai nghiệm
\({x_1} + {x_2} = - \frac{b}{a};{x_1}.{x_2} = \frac{c}{a}\)
Biến đổi biểu thức đã cho về tổng và tích hai nghiệm rồi thế hệ thức Vi-ét vào biểu thức trên tìm được m
Lời giải chi tiết:
Phương trình có hai nghiệm phân biệt x1, x2 \(\Leftrightarrow ∆’ > 0 \Leftrightarrow 10 – 2m > 0 \Leftrightarrow m < 5.\)
Theo định lí Vi-ét, ta có : \({x_1} + {x_2} = 2;\,\,\,\,{x_1}{x_2} = {{m - 3} \over 2}\)
Khi đó : \(x_1^2 + x_2^2 + {x_1}{x_2} = 8 \)
\(\Leftrightarrow {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - {x_1}{x_2} = 8\)
\( \Leftrightarrow 4 - {{m - 3} \over 2} = 8 \Leftrightarrow m = - 5\) ( nhận).
LG bài 4
LG bài 4
Phương pháp giải:
Để giải bài toán bằng cách lập phương trình ta làm theo các bước:
Bước 1: Lập phương trình
+ Chọn ẩn và đặt điều kiện cho ẩn
+ Biểu diễn tất cả các đại lượng khác qua ẩn vừa chọn.
+ Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình
Bước 3: Đối chiếu điều kiện rồi kết luận.
Lời giải chi tiết:
Gọi \(x\) là vận tốc lúc đi của ca nô ( \(x > 0,\; x\) tính bằng km/h), vận tốc lúc về sẽ là \(x – 15\) ( km/h) (\( x > 15\)).
Ta có phương trình : \({{30} \over x} + {{30} \over {x - 15}} = 3 \)
\(\Rightarrow {x^2} - 35x + 150 = 0\)
\(\Leftrightarrow \left[ {\matrix{ {{\rm{x}} = 30\left( {{\text{nhận}}} \right)} \cr {{\rm{x}} = 5\left( {{\text{loại}}} \right)} \cr } } \right.\)
Vậy vận tốc lúc đi của ca nô là 30 (km/h).
Văn tự sự
CHƯƠNG II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA TIN HỌC
Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
Bài 11. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2 - Sinh 9