Đề bài
A.TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 9V với cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt ở hai đầu dây dẫn đi 3V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ
A. Giảm đi 3 lần B. Tăng lên 3 lần
C. Giảm đi 0,2A D. I = 0,2A
Câu 2. Cường độ dòng điện chạy qua 1 điện trở là 150mA. Điện trở có giá trị 0,2kΩ. Hiệu điện thế ở hai đầu điện trở đó là
A. 30V B. 30kV
C. 300V D. 3000mV
Câu 3. Cho 3 điện trở R1 = 15Ω; R2 = 15Ω; R3 = 20Ω mắc 3 điện trở này nối tiếp nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch 1 hiệu điện thế 90V. Để dòng điện trong mạch giảm đi còn 1 nửa người ta mắc thêm vào mạch điện trở R4. Điện trở R4 có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
A. R4 = 15Ω B. R4 = 25Ω
C. R4 = 20Ω D. R4 = 60Ω
Câu 4. Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối quan hệ giữa điện trở R của dây dẫn với chiều dài l, với tiết diện S và với điện trở suất p của vật liệu làm dây dẫn?
A. R = plS B. R = pS/l
C. R = lp/S D. R = Sl/p
Câu 5. Một người mắc 1 bóng đèn dây tóc có hiệu điện thế định mức 110V vào mạnh điện 220V. Hiện tượng nào sau đây có thể xảy ra?
A. đèn sáng bình thường
B. đèn không sáng
C. đèn ban đầu sáng yếu sau đó sáng bình thường
D. đèn ban đầu sáng mạnh sau đó tắt
Câu 6. Khi mắc 1 bóng đèn vào hiệu điện thế 6V thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ 400mA. Công suất tiêu thụ của đèn này là?
A. 24W B. 2,4W
C. 2400W D. 240W
Câu 7: Một kim nam châm tự do. Sự định hướng của kim nam châm là cực bắc của nam châm chỉ về
A. hướng đông của địa lý
B. hướng bắc của địa lý
C. hướng nam của địa lý
D. hướng tây của địa lý.
Câu 8: Động cơ điện 1 chiều gồm các bộ phận chính nào sau đây tạo thành?
A. bộ góp điện, khung dây
B. nam châm vĩnh cửu và khung dây dẫn
C. nam châm và khung dây dẫn
D. nam châm điện và bộ góp điện
Câu 9: Trong hình vẽ lực từ tác dụng lên dây dẫn AB có phương, chiều như thế nào?
A. phương ngang, chiều hướng vào trong
B. phương thẳng đứng, chiều hướng lên
C. phương thẳng đứng, chiều hướng xuống
D. phương vuông góc với trang giấu, chiều hướng ra ngoài
Câu 10. Trường hợp nào dưới dây trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng:
A. số đường sức qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn
B. số đường sức qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được dữ không đổi
C. số đường sức qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi
D. từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh
B. TỰ LUẬN
Câu 11. Trên hình, biết R1 = 3R2, các ampe kế có điện trở không đáng kể, biết ampe kế A1 chỉ 2A. Hãy cho biết số chỉ của các ampe kế còn lại?
Câu 12. Một ấm điện tiêu thụ công suất P = 735W được đặt dưới hiệu điện thế 210V.
a) Tính điện trở của ấm điện
b) Điện trở dây nung của ấm bằng hợp kim hình trụ, có tiết diện thẳng là hình tròn, đường kín d = 2mm. Tính chiều dài dây dẫn, biết hợp kim này nếu chế ra chiều dài l’ = 1m, đường kính d=1mm thì có điện trở R’ = 0,4Ω.
c) Tính điện năng tiêu thụ sau 1h20 phút ra W.h
Lời giải chi tiết
1. D | 2. A | 3. D | 4. C | 5. D |
6. B | 7. B | 8. C | 9. D | 10. C |
Câu 1 : Chọn D
Cường độ dòng điện tỷ lệ với hiệu điện thế nên I1 / I2 = U1 /U2 = 9/6 = 3/2
=> I2 = 2I1/3 = 0,3.2/3 = 0,2A
Câu 2 : Chọn A
Hiệu điện thế ở hai đầu điện trở U = I.R = 0,15.200 = 30V
Câu 3 : Chọn D
Để cường độ dòng điện giảm đi còn 1 nửa thì điện trở của mạch phải tăng lên gấp đôi.
Vậy R4 = R1 + R2 + R3 = 60Ω
Câu 4 : Chọn C
Hệ thức giữa điện trở R với l, S ,p là R = lp/S
Câu 5 : Chọn D
Nếu mắc 1 bóng đèn dây tóc có hiệu điện thế định mức 110V vào mạnh điện 220V thì đèn ban đầu sáng mạnh sau đó tắt (do đèn hỏng dây tóc không tóc không chịu nổi đã đứt).
Câu 6 : Chọn B
Công suất tiêu thụ của đèn P = U.I = 6.0,4 = 2,4W
Câu 7 : Chọn B
Kim nam châm tự do, cực bắc của nam châm chỉ về cực bắc của địa lý, và cực nam chỉ về hướng nam của địa lý.
Câu 8 : Chọn C
Cấu tạo của động cơ điện 1 chiều gồm 2 bộ phận chính sau đây: nam châm và khung dây dẫn
Câu 9 : Chọn D
Theo nguyên tắc bàn tay trái, lực từ tác dụng vào dây AB có phương vuông góc với trang giấu, chiều hướng ra ngoài.
Câu 10 : Chọn C
Khi số đường sức qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Câu 11 :
Vì R1 = 3R2, thì I2 = 3I1 = 6A. vậy A2 chỉ 6A
I = I1 + I2 = 8A.
Vậy số chỉ của ampeke là 8A.
Câu 12 :
a) Điện trở của ấm điện R = U2/P = 2102 / 735 = 60Ω
b) Chiều dài dây l = SRb/p = 600 m
c) Tính điện năng tiêu thụ sau 1h 20 phút:
A = P.t = 735.4/3 = 980 W/h
Unit 4: Learning A New Language - Học một ngoại ngữ
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 8 - Sinh 9
CHƯƠNG 2. KIM LOẠI
Tải 10 đề thi giữa kì 2 Văn 9
Đề kiểm tra 1 tiết - Chương 3 - Sinh 9