Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, hình quạt tròn
Ôn tập chương III – Góc với đường tròn
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 - Hình học 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 3 - Hình học 9
Bài 1. Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ
Bài 2. Hình nón - Hình nón cụt - Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt
Bài 3. Hình cầu. Diện tích hình cầu và thể tích hình cầu
Ôn tập chương IV – Hình trụ - Hình nón – Hình cầu
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 4 - Hình học 9
Đề bài
Đề bài
Bài 1: Cho hình vuông ABCD cạnh a. Lấy M thuộc cạnh AB, N thuộc cạnh AD sao cho \(\widehat {MCN} = 45^\circ \). Gọi E, F lần lượt là giao điểm của CM và CN với BD.
a) Chứng minh tứ giác DCEN nội tiếp.
b) Gọi H là giao điểm của MF và NE. Chứng minh CH vuông góc với MN tại I.
c) Chứng minh MN là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp ∆DIB.
Bài 2: Cho đường tròn (O; R) và ba điểm A, B, C sao cho \(sđ\overparen{AC} =30^o\), dây cung \(AB = R\sqrt 3 \) và AB, AC ở về hai phía AO.
a) Tính độ dài cung CAB theo R.
b) Chứng minh : OC // AB.
LG bài 1
LG bài 1
Phương pháp giải:
a.Chứng minh tứ giác DCNE và BCFM nội tiếp và H là trực tâm của tam giác CMN
b.Chứng minh tứ giác MEFN và BCFMN nội tiếp, từ đó chứng minh CI=CB và MN vuông góc với CH
Lời giải chi tiết:
Ta có \(\widehat {ECN} = \widehat {EDN} = 45^\circ \) \( \Rightarrow \) Bốn điểm D, C, E, N cùng thuộc một đường tròn hay tứ giác DCEN nội tiếp.
a)Tứ giác DCEN nội tiếp (cmt) mà \(\widehat {CDN} = 90^\circ \)(gt)
\( \Rightarrow \widehat {CEN} = 90^\circ \) hay \(NE \bot CM.\)
Tương tự ta chứng minh được tứ giác BCFM nội tiếp ( \(\widehat {MBF} = \widehat {MCF} = 45^\circ \))
\( \Rightarrow \widehat {MFC} = \widehat {MBC} = 90^\circ \) hay \(MF \bot CN\) mà MF và NE giao nhau tại H nên H là trực tâm ∆CMN.
\( \Rightarrow \) CH là đường cao hay \(CH \bot MN.\)
b) Ta có tứ giác MEFN nội tiếp ( \(\widehat {MEN} = \widehat {MFN} = 90^\circ \))
\( \Rightarrow \widehat {CMI} = \widehat {CFB}\) ( cùng bù với \(\widehat {NFE}\) )
Lại có tứ giác BCFM nội tiếp (cmt)
\( \Rightarrow \widehat {CMB} = \widehat {CFB}\) ( góc nội tiếp cùng chắn cung BC) \( \Rightarrow \widehat {CMI} = \widehat {CMB}\)
Do đó \(∆CBM = ∆CIM\) ( cạnh huyền – góc nhọn)
\( \Rightarrow CI = CB = a\) mà \(MN \bot CH\) tại I (cmt) nên MN là tiếp tuyến của đườn tròn ngoại tiếp ∆DIB có tâm C và bán kính bằng a.
LG bài 2
LG bài 2
Phương pháp giải:
Sử dụng:
+ Số đo của góc nội tiếp bằng số đo của cung bị chắn
+Công thức: \(l = \frac{{\pi Rn}}{{180}}\)
Lời giải chi tiết:
a) Ta có :\(AB = R\sqrt 3 \Rightarrow \widehat {AOB} = 120^\circ \)
\(sđ\overparen{AC} = 30^o \Rightarrow \widehat {AOC} = 30^\circ \).
Vậy \(\widehat {BOC} = 150^\circ \).
Khi đó \({l_{\overparen {BAC}}} = \dfrac{{\pi R.150} }{ {180}} =\dfrac {{5\pi R} }{ 6}\).
b) ∆AOB cân tại O có \(\widehat {AOB} = 120^\circ \)
\( \Rightarrow \widehat {OAB} = \widehat {OBA} =\dfrac {{180^\circ - 120^\circ }}{2}\)\(\, = 30^\circ \)
Do đó \(\widehat {OAB} = \widehat {AOC} = 30^\circ \)
\( \Rightarrow \) OC // AB ( cặp góc so le trong bằng nhau).
Đề kiểm tra 1 tiết - Chương 3 - Sinh 9
PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Bài 13
Bài 27
PHẦN 2. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY