Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, hình quạt tròn
Ôn tập chương III – Góc với đường tròn
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 - Hình học 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 3 - Hình học 9
Bài 1. Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ
Bài 2. Hình nón - Hình nón cụt - Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt
Bài 3. Hình cầu. Diện tích hình cầu và thể tích hình cầu
Ôn tập chương IV – Hình trụ - Hình nón – Hình cầu
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 4 - Hình học 9
Đề bài
Đề bài
Bài 1: Trên tiếp tuyến tại A của đường tròn (O; R), lấy đoạn \(AI = R\sqrt 3 \).
a) Tính độ dài OI theo R.
b) Đường cao AH của ∆OAI cắt đường tròn (O) tại B. Chứng tỏ IB là tiếp tuyến của (O).
Bài 2: Cho đường tròn (O; R) và một điểm A ở ngoài đường tròn sao cho OA = 3R. Từ A vẽ hai tiếp tuyến AB, AC đến đường tròn ( B, C là hai tiếp điểm). Từ B vẽ đường thẳng song song với AC cắt (O) tại D ( D khác B). Đường thẳng AD cắt (O) tại E ( khác D).
a) Chứng minh: \(AB^2 = AE.AD\)
b) Chứng minh: \(BC.EC = AC.BE\)
c) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng BD và AC theo R.
LG bài 1
LG bài 1
Phương pháp giải:
Sử dụng:
+Định lý Py-ta-go
+ Định lí đường kính dây cung: Đường kính đi qua điểm chính giữa của dây cung thì vuông góc với dây căng cung ấy
+Hai tam giác bằng nhau
Lời giải chi tiết:
a) ∆OAI vuông tại A ( tính chẩt tiếp tuyến)
Ta có: \(OI = \sqrt {O{A^2} + A{I^2}} = \sqrt {{R^2} + {{\left( {R\sqrt 3 } \right)}^2}} = 2R\).
b) Có \(OH \bot AB\) (gt) nên H là trung điểm của AB ( định lí đường kính dây cung)
∆AOB cân có đường cao OH đồng thời là đường trung tuyến nên \(\widehat {{O_1}} = \widehat {{O_2}}\)
Xét ∆OBI và ∆OAI có :
+) OI cạnh chung,
+) \(\widehat {{O_1}} = \widehat {{O_2}}\) (cmt),
+) \(OB = OA ( = R)\)
Vậy \(∆OBI = ∆OAI\) (c.g.c) \(\Rightarrow \widehat {OBI} = \widehat {OAI} = 90^\circ \)
Chứng tỏ OB là tiếp tuyến của (O).
LG bài 2
LG bài 2
Phương pháp giải:
Sử dụng:
+Góc nội tiếp bằng góc giữa tiếp tuyến và dây cùng chắn 1 cung
+Tam giác đồng dạng
+ Định lý Py-ta-go
+Hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông
+
Lời giải chi tiết:
a) Ta có \(\widehat {ABE} = \widehat {BDE}\) ( góc giữa tiếp tuyến và một dây bằng góc nội tiếp cùng chắn cung EB)
Do đó ∆ABE và ∆ADB đồng dạng (g.g)
\( \Rightarrow \dfrac{{AD} }{ {AB}} = \dfrac{{AB} }{{AE}}\)
\( \Rightarrow A{B^2} = AE.AD\)
b) Nối CD.
Khi đó \(\widehat {DCx} = \widehat {CED}\) (góc giữa tiếp tuyến và một dây bằng góc nội tiếp cùng chắn cung CD)
BD // AC \( \Rightarrow \widehat {DCx} = \widehat {BDC}\) ( so le trong)
Do đó \(\widehat {BDC} = \widehat {CED}\) mà \(\widehat {CED} + \widehat {CEA} = 180^\circ \) và \(\widehat {BDC} + \widehat {BEC} = 180^\circ \) ( tổng hai góc đối của tứ giác BECD nội tiếp) \( \Rightarrow \widehat {CEA} = \widehat {BEC}\).
Lại có \(\widehat {EBC} = \widehat {ECA}\) (góc nội tiếp bằng góc giữa tiếp tuyến và một dây cùng chắn cung EC)
Do đó ∆BEC và ∆CEA đồng dạng (g.g)
\( \Rightarrow \dfrac{{BC}}{{AC}} = \dfrac{{BE} }{ {EC}}\)
\(\Rightarrow BC.EC = AC.BE\).
c) Gọi BH là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song BD và AC.
Xét tam giác vuông ACO, ta có :
\(AC = \sqrt {A{O^2} - C{O^2}} = \sqrt {{{\left( {3R} \right)}^2} - {R^2}} \)\(\, = R\sqrt 8 \)
Gọi I là giao điểm của AO và BC ta có AO là đường trung trực của đoạn BC nên AO ^ BC tại I hay CI là đường cao của tam giác vuông ACO ta có : CI.AO = CA.CO ( hệ thức lượng)
\( \Rightarrow CI = \dfrac{{CA.CO} }{ {AO}} = \dfrac{{R\sqrt 8 .R} }{ {3R}} =\dfrac {{R\sqrt 8 } }{ 3} \)
\(\Rightarrow BC = {{2R\sqrt 8 } \over 3}\)
Xét tam giác vuông AIC ta có :
\(AI = \sqrt {A{C^2} - C{I^2}} \)\(\,= \sqrt {{{\left( {R\sqrt 8 } \right)}^2} - {{\left( {{{R\sqrt 8 } \over 3}} \right)}^2}} = {{8R} \over 3}\)
Hai tam giác vuông AIC và BHC có \(\widehat {ACI}\) chung nên :
∆AIC và ∆BHC đồng dạng (g.g)
\( \Rightarrow \dfrac{{BH} }{ {AI}} =\dfrac {{BC}}{ {AC}}\)
\( \Rightarrow BH = \dfrac{{AI.BC} }{ {AC}} = \dfrac{{{{8R} \over 3}.{{2R\sqrt 8 } \over 3}}}{ {R\sqrt 8 }} \)\(\,= \dfrac{{{{16{R^2}\sqrt 8 } \over 9}} }{{R\sqrt 8 }} = \dfrac{{16R}}{ 9}\)
Lưu ý : Ta có thể tính khoảng cách CK ( K là giao điểm của CO với BD).
Đề thi vào 10 môn Văn Ninh Bình
PHẦN HÌNH HỌC - SBT TOÁN 9 TẬP 1
SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Đề thi vào 10 môn Anh Hải Dương
DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ