Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, hình quạt tròn
Ôn tập chương III – Góc với đường tròn
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 - Hình học 9
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 3 - Hình học 9
Bài 1. Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ
Bài 2. Hình nón - Hình nón cụt - Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt
Bài 3. Hình cầu. Diện tích hình cầu và thể tích hình cầu
Ôn tập chương IV – Hình trụ - Hình nón – Hình cầu
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 4 - Hình học 9
Đề bài
AB và CD là hai đường kính vuông góc của đường tròn (O; R). Kẻ dây CE qua trung điểm I của bán kính OB, kẻ đường cao AH của ∆ACE.
a) Tính CE, AH và diện tích ∆ACE theo R.
b) Chứng minh đường tròn qua ba điểm A, I, E tiếp xúc với đường thẳng AC.
c) Gọi K là giao điểm của AE và BD. Chứng minh: \(AK.AE + BK.BD = 4R^2\)
d) Tính thể tích của hình khối sinh ra do ∆CID quay quanh CD.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng:
+ Cạnh góc vuông bằng cạnh huyền nhân cos góc kề
+Tính chất tam giác đồng dạng
+ Diện tích tam giác bằng nửa tích đáy nhân chiều cao
+ Hai góc nội tiếp cùng chắn 1 cung thì bằng nhau
+ Thể tích của hình nón: \({V_n} = {1 \over 3}\pi {R^2}h \)
Lời giải chi tiết
a) ∆COI vuông tại O (gt), ta có :
\(CI = \sqrt {C{O^2} + O{I^2}} = \sqrt {{R^2} + {{\left( {{R \over 2}} \right)}^2}}\)\(\; = {{R\sqrt 5 } \over 2}\)
\( \Rightarrow cos\widehat {OCI} = {{OC} \over {CI}} = {R \over {{{R\sqrt 5 } \over 2}}} = {{2\sqrt 5 } \over 5}\)
Lại có ∆CED vuông ( CD là đường kính) nên
\(CE = CD.cos\widehat {OCI} = 2R.{{2\sqrt 5 } \over 5} \)\(\;= {{4R\sqrt 5 } \over 5}\)
Xét hai tam giác vuông AHI và COI có \(\widehat {HAI} = \widehat {OCI}\) ( cùng phụ với \(\widehat {OIC}\))
Do đó ∆AHI và ∆COI đồng dạng (g.g) \( \Rightarrow {{AH} \over {CO}} = {{AI} \over {CI}}\)
\( \Rightarrow AH = {{CO.AI} \over {CI}} = \left( {R.{{3R} \over 2}} \right):{{R\sqrt 5 } \over 2}\)\(\; = {{3\sqrt 5 R} \over 5}\)
Vậy \({S_{ACE}} = {1 \over 2}AH.CE = {1 \over 2}.{{3\sqrt 5 R} \over 5}.{{4R\sqrt 5 } \over 5}\)\(\; = {{6{R^2}} \over 5}\).
b) Ta có \(AB \bot CD\) (gt) mà \(\widehat {CBA} = \widehat {CEA}\) ( góc nội tiếp cùng chắn )
\( \Rightarrow \widehat {CAB} = \widehat {CEA}\) hay \(\widehat {CAI} = \widehat {IEA}\)
Do đó AC là tiếp tuyến của đường tròn đi qua ba điểm A, I, E.
c) Xét ∆AIE và ∆AKB có \(\widehat {IAE}\) chung và \(\widehat {AEI} = \widehat {ABD}\) ( vì ) nên ∆AIE và ∆AKB đồng dạng (g.g) \( \Rightarrow {{AK} \over {AI}} = {{AB} \over {AE}}\) \(\Rightarrow AK.AE = AI.AB\) (1)
Tương tự ∆BKA và ∆BID (g.g) \( \Rightarrow {{BK} \over {BI}} = {{AB} \over {DB}}\) \(\Rightarrow BK.BD = AB.BI \) (2)
Cộng (1) và (2), ta có : \(AK.AE + BK.BD = AB(AI + BI) \)\(\,=AB^2= 4R^2\).
d) Khi tam giác CID quay quanh CD ta có thể tích hình sinh ra gồm hai hình nón bằng nhau và có chung đáy, bán kính \(OI = {R \over 2}\) và chiều cao OC.
Gọi Vn là thể tích của hình nón, ta có :
\({V_n} = {1 \over 3}\pi {R^2}h = {1 \over 3}\pi .{\left( {{R \over 2}} \right)^2}R = {{\pi {R^3}} \over {12}}\)
\(\Rightarrow 2V = {{\pi {R^3}} \over 6}\).
Đề thi vào 10 môn Anh Đồng Nai
Đề thi vào 10 môn Văn Hà Nam
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9
Đề thi vào 10 môn Văn Tiền Giang
Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả