Đề bài
Câu 1: Hãy nêu những nét nổi bật tình hình chung của các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945.
Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX? Việt Nam có thể rút ra những kinh nghiệm gì từ Nhật để áp dụng vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước?
Câu 3: Sau chiến tranh thế giới thứ hai cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã đạt được những thành tựu kì diệu như thế nào? Theo em thành tựu nào đáng chú ý nhất? Vì sao?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:
Phương pháp: sgk trang 21
Cách giải:
- Trước năm 1945 các nước Đông Nam Á, trừ Thái Lan đều là thuộc địa của thực dân phương Tây
- Sau năm 1945 và kéo dài hầu như trong cả nửa sau thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á diễn ra phức tạp và căng thẳng. Các sự kiện tiêu biểu:
+ Nhân dân nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền như Indonexia, Việt Nam, Lào từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1945
+ Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, hầu hết các nước trong khhu vực đã giành được độc lập
+ Từ những năm 1950, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng, chủ yếu do sự can thiệp của Mĩ
+ Mĩ thành lập khối quân sự SEATO (1954), nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của CNXH và phong trào giải phóng dân tộc đối với Đông Nam Á
+ Mĩ đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dài 20 năm (1954 – 1975)
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 38, liên hệ
Cách giải:
* Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản những năm 70
- Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.
- Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển của Chính phủ Nhật Bản.
- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trong tiết kiệm.
* Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
- Tiếp thu, áp dụng những thành tựu tiến bộ của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại vào các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp
- Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài cho đất nước và đảm bảo chất lượng nguồn lao động trong quá trình hội nhập
- Nhà nước luôn linh hoạt, mềm dẻo, nắm bắt đúng thời cơ đề ra chiến lược phát triển
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 48, 49, 50; phân tích
Cách giải:
* Những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng KHKT
- Những phát minh to lớn trong lĩnh vực khoa học cơ bản, đánh dấu bước nhảy vọt về Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học (tạo ra cừu Đô – li bằng phương pháp sinh sản vô tính, công bố bản đồ Gen người…)
- Những phát minh lớn về những công cụ sản xuất mới : sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động
- Tìm ra được nguồn năng lượng mới hết sức phong phú: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió…
- Sáng chế những vật liệu mới: polime ( chất dẻo) siêu bền, chịu nhiệt
- Tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp
- Những tiến bộ thần kì trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc
- Những thành tựu kì diệu trong công cuộc chinh phục vũ trụ
* Thành tựu quan trọng và đáng chú ý nhất
( Học simh có thể tự do lựa chọn thành tựu mà mình cho là quan trọng và đáng chú ý nhất và giải thích được tại sao lại chọn thành tựu đó)
- Gợi ý: thành tựu chinh phục vũ trụ, vì thành tựu này mà con người khám phá ra được những bí mật của vũ trụ để phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người trên Trái Đất
Đề thi giữa kì 1
CHƯƠNG III. GÓC VỚI ĐƯỜNG TRÒN
Đề thi vào 10 môn Toán Đăk Nông
Tải 30 đề ôn tập học kì 2 Toán 9
Bài 25