Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
Bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 7 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Chính sách “kinh tế chỉ huy” mà thực dân Pháp thực hiện Đông Dương trong những năm 1939 - 1945 thực chất là
A. Tạo ưu thế trong cuộc đối đầu với Nhật.
B. Ngầm phản bội lại giao ước với Nhật.
C. Nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương.
D. Phát triển nền kinh tế Đông Dương.
Câu 2: Vì sao khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) Đảng cộng sản Đông Dương không phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền?
A. Quân Nhật mới chỉ suy yếu.
B. Tầng lớp trung gian vẫn chưa ngả hẳn về phía cách mạng.
C. Đảng Cộng sản Đông Dương và quần chúng chưa sẵn sàng hành động.
D. Thời cơ cách mạng chưa chín muồi.
Câu 3: Mặt trận Việt Minh được thành lập từ quyết định của hội nghị nào?
A. Hôi nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương đảng (10-1930).
B. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương đảng (3-1933).
C. Hội nghị thành lập Đảng (2-1930).
D. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương đảng (5-1941).
Câu 4: Đầu tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh đã ra chỉ thị
A. Sửa soạn khởi nghĩa.
B. Sắm vũ khí đuổi thù chung.
C. Chuẩn bị khởi nghĩa.
D. Toàn dân khởi nghĩa.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Vì sao nói sau khi cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lâm vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” ?
Câu 2: Có ý kiến cho rằng: “Cách mạng tháng Tám thành công là do ăn may”. Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao?
Câu 3: Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | C | D | D | A |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 82.
Cách giải:
Sau khi câu kết với Nhật, thực dân Pháp thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy”, thực chất là lợi dụng thời chiến để nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương và tăng cường việc đầu cơ tích trữ để vơ vét, bóc lột nhân dân ta được nhiều hơn.
Chọn: C
Câu 2.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Khi Nhật đảo chính Pháp Đảng cộng sản Đông Dương đã không phát động tổng khởi nghĩa mà lại phát động khởi nghĩa từng phần vì thời cơ cách mạng chưa chín muồi: Quân Nhật mới chỉ suy yếu. Tầng lớp trung gian vẫn chưa ngả hẳn về phía cách mạng. Đảng Cộng sản Đông Dương và quần chúng chưa sẵn sàng hành động.
=> Thời cơ cách mạng chưa chín muồi nên chưa thể tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Chọn: D
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 87.
Cách giải:
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh).
Chọn: D
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 88.
Cách giải:
Đầu tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh đã ra chỉ thị sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân “Sắm vũ khí đuổi thù chung”.
Chọn: A
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 96, 97, suy luận.
Cách giải:
Nói sau khi cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa lâm vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” vì:
* Ngoại xâm, nội phản:
- Ngoại xâm:
+ Phía Bắc vĩ tuyến 16: có 20 vạn quân Tưởng.
+ Phía Nam vĩ tuyến 16: Hơn 1 vạn quân Anh dọn đường cho Pháp quay lại xâm lược.
+ Trên đất nước ta còn 6 vạn quân Nhật chưa rút hết quân về nước.
- Nội phản: Phản động Việt Quốc, Việt Cách.
* Kinh tế: Nạn giặc đói, lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra.
* Chính trị: Chính quyền cách mạng còn non trẻ.
* Văn hóa, xã hội: Nạn giặc dốt hoành hành, nhiều tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, cờ bạc, rượu chè,...
* Tài chính: Ngân khố nhà nước trống rỗng...
Câu 2.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
* Ý kiến đó là sai. Vì cách mạng tháng Tám thành công là kết quả của sự chuẩn bị chu đáo của Đảng trong vòng 15 năm kết hợp với nghệ thuật chớp thời cơ.
* Đảng Cộng Sản Đông Dương đã có quá trình chuẩn bị chu đáo cho thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám trong suốt 15 năm với 3 cao trào cách mạng 1930- 1931, 1936- 1939 và 1939- 1945.
- Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939- 1945, Đảng cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ta chuẩn bị đầy đủ, chu đáo về đường lối, lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng, và bước đầu tập dượt cho quần chúng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
* Khách quan:
+ 5/1945 ở mặt trận châu Âu, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện
+ 8/1945 ở châu Á, Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện.
=> Trong bối cảnh trên Đảng ta đã chớp thời cơ giành chính quyền.
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 126, 127.
Cách giải:
- Kết thúc ách thống trị gần 1 thế kỉ của thực dân Pháp trên đất nước ta.
- Miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
- Giáng một đòn mạnh vào âm mưu xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.
- Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới.
Đề thi vào 10 môn Văn Thái Nguyên
Unit 2: City life
Tải 20 đề kiểm tra 15 phút học kì 1 Văn 9
Bài 20
Đề thi vào 10 môn Văn Hậu Giang