Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Cuối thế kỉ XIX, nước Anh dẫn đầu thế giới về
A. sản xuất lương thực.
B. sản xuất công nghiệp nhẹ.
C. sản xuất công nghiệp nặng.
D. xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.
Câu 2. Về chính trị, Anh là nước
A. Quân chủ lập hiến
B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
C. Cộng hòa.
D. Quân phiệt hiếu chiến.
Câu 3. Từ cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Pháp đứng sau các nước nào?
A. Mĩ, Đức, Anh.
B. Đức, Nga, Mĩ.
C. Mĩ, Nga, Trung Quốc.
D. Nga, Pháp, Hà Lan.
Câu 4. Thực dân phương Tây đã không thực hiện thủ đoạn cai trị nào đối với các nước Đông Nam Á ?
A. Chính sách "chia để trị".
B. Ra sức vơ vét của cải, tài nguyên đem về chính quốc.
C. Thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh và nổi dậy của nhân dân thuộc địa.
D. Biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa "kiểu mới" của chủ nghĩa thực dân.
Câu 5. Phong trào yêu nước ở In-đô-nê-xi-a cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX có điểm nổi bật là:
A. xuất hiện phong trào cải cách Duy tân đất nước theo gương Nhật Bản.
B. để giành độc lập, khởi nghĩa vũ trang đi liền với những cải cách duy tân đất nước,
C. nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản ra đời, tổ chức công đoàn của công nhân được thành lập.
D. tất cả các phong trào đều đặt dưới sự lãnh đạo của các trí thức phong kiến.
Câu 6. Sự gắn bó, đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương trong kháng chiến chống Pháp không được thể hiện ở những điểm nào?
A. A-cha-Xoa lập căn cứ chông Pháp ở vùng Bảy Núi (Châu Đốc Việt Nam) liên minh với nghĩa quân Thiên Hộ Dương.
B. Pu-côm-bô xây dựng căn cứ ở Tây Ninh, liên kết với nghĩa quân Trương Quyền.
C. Năm 1901, một cuộc khởi nghĩa nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-ven lan sang Việt Nam.
D. Phong trào nông dân Yên Thế (1884 – 1913) ở Việt Nam diễn ra sôi nổi.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Hãy cho biết nguyên nhân bùng nổ cuộc Cách mạng Nga 1905 - 1907
Câu 2. Trình bày diễn biến chính phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ nửa cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
D | A | A | D | C | D |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 39.
Cách giải:
Cuối thế kỉ XIX, tuy mất vai trò bá chủ thế giới nhưng Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.
Chọn đáp án: D
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 40.
Cách giải:
Về chính trị, Anh vẫn là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng – Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
Chọn đáp án: A
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 40.
Cách giải:
Do hậu quả của cuộc chiến tranh Pháp – Phôt (1870 – 1871), nhịp đổ phát triển của công nghiệp Pháp chậm lại. Công nghiệp Pháp từ hàng thứ hai thế giới (sau Anh) đến cuối thế kỉ XIX tụt xuống thứ tư (sau Mĩ, Đức, Anh).
Chọn đáp án: A
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 64, suy luận.
Cách giải:
Thực dân phương Tây sau khi thôn tính và biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa đã tiến hành chính sách cai trị hà khắc; vơ vét, đàn áp; thực hiện chính sách “chia để trị”. Tùy vào tình hình cụ thể của mỗi nước mà thực dân phương Tây có chính sách cai trị khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đều là vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa, tăng các loại thuế, mở đồn điền, bắt lính và đàn áp phong trào yêu nước.
Chọn: D
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 65, suy luận.
Cách giải:
Từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Từ sau năm 1905, nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào In-đô-nê-xi-a. Đây là đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước ở In-đô-nê-xi-a cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Chọn: C
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 65, suy luận.
Cách giải:
- Các đáp án A, B, C: là biểu hiện của sự gắn bó, đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương trong kháng chiến chống Pháp.
- Đáp án D: là phong trào đấu tranh tự vệ tiêu biểu của nông dân Yên Thế chống chính sách bình định của thực dân Pháp. Không thể hiện sự gắn bó, đoàn kết của ba nước Đông Dương chống Pháp.
Chọn: D
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 49.
Cách giải:
Nguyên nhân bùng nổ cuộc Cách mạng Nga 1905 - 1907:
- Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng. Nhiều nhà máy bị đóng cửa, đời sống nhân dân nói chung, nhất là công nhân rất cực khổ, họ phải lao động từ 12 đến 14 giờ/ngày nhưng tiền lương không đủ sống.
- Trong những năm 1904 - 1905, Nga hoàng còn đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản để tranh giành thuộc địa, bị thất bại nặng nề, điều đó càng làm cho nhân dân chán ghét chế độ. Từ cuối năm 1904, nhiểu cuộc bãi công nổ ra với những khẩu hiệu "Đả đảo chế độ chuyên chế", "Đả đảo chiến tranh", "Ngày làm 8 giờ". Lớn nhất là phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân và binh sĩ trong những năm 1905 - 1907.
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 57, 58.
Cách giải:
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ nửa cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:
* Khởi nghĩa Xi-pay:
- Nãm 1857, 60 000 binh lính và nhân dân nổi dậy vũ trang khởi nghĩa. Phong trào lan rộng khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ấn Độ. Nghĩa quân đã lập chính quyền ở ba thành phố lớn.
- Thực dân Anh phải dốc toàn lực để đàn áp. Năm 1859, khởi nghĩa thất bại.
- Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ân Độ, mở đầu cho phong trào đấu tranh rộng lớn sau này.
* Đảng Quốc đại ra đời và hoạt động:
- Nãm 1885, Đảng Ọuốc đại được thành lập. Đây là chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc.
- Hoạt động : lúc đầu đi theo đường lối ôn hoà, về sau phân hoá một bộ phận theo đường lối cấp tiến chủ trương đòi lật đổ ách thống trị thực dân, đứng đầu là Ti-lắc.
* Cao trào cách mạng 1905 -1908:
- Năm 1905, nhân dân Ấn Độ biểu tình rầm rộ chống chính sách "chia để trị" của thực dân Anh đối với xứ Ben-gan.
- Tháng 7-1908, công nhân Bom-bay bãi công, thành lập các đom vị chiến đấu chống lại quân đội Anh.
- Phong trào bị thực dân Anh đàn áp rất dã man nên lần lượt thất bại, song đã đặt cơ sở cho những thắng lợi của nhân dân Ấn Độ sau này.
Bài 4: Giữ chữ tín
CHƯƠNG 7. BÀI TIẾT
Chủ đề 8. Tìm hiểu nghề trong xã hội hiện đại
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8
Unit 3: People of Viet Nam