Đề kiểm tra giữa học kì 1

Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí 8 - Đề số 05

Đề bài

I.  TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng rồi ghi vào bài làm

Câu 1. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị ngả sang trái, khi đó ô tô

A. tiếp tục đi thẳng

B. rẽ sang phải

C. rẽ sang trái 

D. đang dừng lại

Câu 2. Trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát?

A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường

B. Lực xuất hiện làm mòn đế giày

C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn

D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động

Câu 3. Khi biểu diễn một lực ta phải biểu diễn các yếu tố

A. phương và chiều của lực

B. điểm đặt của lực

C. độ lớn của lực

D. cả ba đáp án trên

Câu 4. Một người đi bộ từ nhà ra công viên trên đoạn đường dài \(S = 3,6\,\,km\), trong thời gian \(t = 40\) phút. Vận tốc trung bình của người đó là

A. \(19,44\,\,m/s\)                 B. \(15\,\,m/s\)

C. \(1,5\,\,m/s\)                     D. \(2323\,\,m/s\)

Câu 5. Nếu trên một đoạn đường, vật lúc chuyển động nhanh dần, chậm dần, chuyển động đều thì chuyển động được xem là chuyển động

A. đều                      B. không đều

C. chậm dần            D. nhanh dần

Câu 6. Chọn câu trả lời đúng. Khi xe đang chuyển động, muốn cho xe dừng lại, người ta dùng phanh (thắng) xe để

A. tăng ma sát trượt

B. tăng ma sát lăn

C. tăng ma sát nghỉ

D. tăng trọng lực

Câu 7. Chuyển động nào sau đây là chuyển động không đều

A. cánh quạt quay ổn định

B. chiếc bè trôi theo dòng nước với vận tốc \(5\,\,km/h\)

C. tàu ngầm đang lặn sâu xuống nước

D. chuyển động của vệ tinh địa tĩnh quanh Trái Đất

Câu 8. Trường hợp nào sau đây ma sát là có hại

A. ma sát giữa đế giày và nền nhà

B. ma sát giữa thức ăn và đôi đũa

C. ma sát giữa bánh xe và trục quay

D. ma sát giữa dây là ròng rọc

II.  TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (3 điểm) Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối? Lấy ví dụ làm sáng tỏ câu nói trên?

Câu 2. (2 điểm) Một người đi xe mô tô trên đoạn đường \(ABC\) với vận tốc trung bình \(20\,\,km/h\). Biết trên đoạn đường \(AB\) người đó đi trong thời gian \({t_1} = 10\) phút, trên đoạn đường \(BC\) người đó đi trong thời gian \({t_2} = 20\) phút. Tính quãng đường \(ABC\).

Câu 3. (1 điểm) Một xe máy di chuyển giữa hai địa điểm \(A\) và \(B\). Vận tốc trong nửa thời gian đầu là \(30\,\,km/h\) và trong nửa thời gian sau là \(15\,\,m/s\). Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường.

Lời giải chi tiết

1.C

2.C

3.D

4.C

5.B

6.A

7.C

8.C

I.  TRẮC NGHIỆM

Câu 1.

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết về quán tính

Cách giải:

Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị ngả sang trái, khi đó ô tô rẽ sang phải.

Chọn C.

Câu 2.

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết ma sát

Cách giải:

Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn là lực đàn hồi, không phải là lực ma sát

Chọn C.

Câu 3.

Phương pháp:

Lực là một đại lượng vecto được biểu diễn bằng một mũi tên có:

Gốc là điểm đặt của lực

Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực

Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước

Cách giải:

Khi biểu diễn một lực ta phải biểu diễn các yếu tố: điểm đặt của lực, phương và chiều cảu lực, độ lớn của lực

Chọn D.

Câu 4.

Phương pháp:

Vận tốc trung bình: \(v = \frac{S}{t}\)

Cách giải:

Đổi: \(40phut = \frac{2}{3}h\)

Vận tốc trung bình của người đó là:

\(v = \frac{S}{t} = \frac{{3,6}}{{\frac{2}{3}}} = 5,4\,\,\left( {km/h} \right) = 1,5\,\,\left( {m/s} \right)\)

Chọn C.

Câu 5.

Cách giải:

Nếu trên một đoạn đường, vật lúc chuyển động nhanh dần, chậm dần, chuyển động đều thì chuyển động được xem là chuyển động không đều.

Chọn B.

Câu 6.

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết lực ma sát.

Cách giải:

Khi xe đang chuyển động, muốn cho xe dừng lại, người ta dùng phanh (thắng) xe để tăng ma sát trượt.

Chọn A.

Câu 7.

Phương pháp:

Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

Cách giải:

Chuyển động của cánh quạt quay ổn định; chiếc bè trôi theo dòng nước với vận tốc \(5\,\,km/h\); chuyển động của vệ tinh địa tĩnh quanh Trái Đất là chuyển động đều.

Chuyển động của tàu ngầm đang lặn sâu xuống nước là chuyển động không đều.

Chọn C.

Câu 8.

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết lực ma sát

Cách giải:

Ma sát giữa đế giày và nền nhà giúp giữ cho người đi không bị trượt: ma sát có lợi →A sai

Ma sát giữa thức ăn và đôi đũa giúp giữ thức ăn không bị rơi: ma sát có lợi → B sai

Ma sát giữa bánh xe và trục quay làm mòn bánh xe và làm chậm chuyển động quay: ma sát có hại → C đúng

Ma sát giữa dây là ròng rọc giúp ròng rọc được giữ lại mà không bị trượt: ma sát có lợi → D sai

Chọn C.

II.  TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp:

Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.

Cách giải:

Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc.

Ví dụ: xe ô tô đang đi trên đường, ô tô chuyển động so với cây cối bên đường, nhưng đứng yên so với tài xế trên xe

Câu 2.

Phương pháp:

Quãng đường: \(S = vt\)

Cách giải:

Đổi: \(10phut = \frac{1}{6}h\)

\(20phut = \frac{1}{3}h\)

Tổng thời gian người đó đi trên quãng đường \(ABC\) là:

\(t = {t_1} + {t_2} = \frac{1}{6} + \frac{1}{3} = 0,5\,\,\left( h \right)\)

Quãng đường \(ABC\) dài là:

\(S = v.t = 20.0,5 = 10\,\,\left( {km} \right)\)

Câu 3.

Phương pháp:

Quãng đường: \(S = vt\)

Vận tốc trung bình: \({v_{tb}} = \frac{{{S_1} + {S_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\)

Cách giải:

Gọi thời gian xe máy chuyển động trên toàn bộ quãng đường là \(t\)

Quãng đường xe máy đi được trong nửa thời gian đầu là:

\({S_1} = {v_1}\frac{t}{2} = \frac{1}{2}{v_1}t\)

Quãng đường xe máy đi được trong nửa thời gian cuối là:

\({S_2} = {v_2}.\frac{t}{2} = \frac{1}{2}{v_2}t\)

Quãng đường xe máy đi được là:

\(S = {S_1} + {S_2} = \frac{1}{2}{v_1}t + \frac{1}{2}{v_2}t = \frac{{{v_1} + {v_2}}}{2}t\)

Vận tốc trung bình của xe máy trên cả đoạn đường là:

\({v_{tb}} = \frac{{{S_1} + {S_2}}}{t} = \frac{{\frac{{{v_1} + {v_2}}}{2}t}}{t} = \frac{{{v_1} + {v_2}}}{2}\)

Thay số: \({v_1} = 30\,\,km/h;\,\,{v_2} = 15\,\,m/s = 54\,\,km/h\), ta có:

\({v_{tb}} = \frac{{30 + 54}}{2} = 42\,\,\left( {km/h} \right)\).

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved