Đề bài
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch
A. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
B. Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế.
C. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng.
D. Chiếm Đà Nẵng, khống chế miền Trung.
Câu 2. Sau 5 tháng xâm lược nước ta, quân Pháp đã đánh chiếm được đâu?
A. Bán đảo Sơn Trà.
B. Toàn bộ Đà Nẵng.
C. Đà Nẵng và Huế.
D. 6 tỉnh Nam Kì.
Câu 3. Số lượng bản điều trần mà Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình từ năm 1863 đến năm 1871 là
A. 20 bản. B. 25 bản.
C. 30 bản. D. 40 bản.
Câu 4. Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở
A. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì và đảo Côn Lôn.
B. Ba tỉnh miền Đông Nam kì và đảo Côn Lôn.
C. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì với đảo Phú Quốc.
D. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì với đảo Côn Đảo.
Câu 5. Lập niên biểu quá trình xâm lược của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ 1858 đến 1874 (Sự kiện chính)
Thời gian | Sự kiện |
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 6. Vì sao nói: nhà Nguyễn ngày càng lún sâu trên con đường đầu hàng? Em nhận xét như thế nào về tinh thần chống Pháp của nhà Nguyễn?
Câu 7. Trong các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, cuộc khởi nghĩa nào điển hình nhất trong phong trào cần vương? Vì sao?
Câu 8. Nêu những nội dung chính trong đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ? Em có nhận xét gì về những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | A | A | C | B |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 115, suy luận.
Cách giải:
Khi tấn công vào Đà Nẵng, âm mưu của Pháp là chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng -> kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
Chọn: A
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 115.
Cách giải:
Sau 5 tháng xâm lược, quân Pháp chỉ chiếm được báo đảo Sơn Trà.
Chọn: A
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 135.
Cách giải:
Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 30 bản điều trần.
Chọn: C
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 116.
Cách giải:
Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
Chọn: B
Câu 5.
Phương pháp: thống kê sự kiện.
Cách giải:
Thời gian | Sự kiện |
31-8-1858 | 3000 quân Pháp và Tây Ban Nha dàn trận trước của biển Đà Nẵng. |
1-9-1858 | Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng |
5-6-1862 | Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn. |
15-3-1874 | Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kì |
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 6.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
- Bước đầu, khi pháp xâm lược, triều đình lãnh đạo, tổ chức cho nhân dân kháng chiến nhưng đối phó theo kiểu bị động - phòng ngự.
- Nhượng bộ từng bước rồi đi đến đầu hàng:
+ Hiệp ước Nhâm Tuất (1862): dâng ba tỉnh Đông Nam Kì + đảo Côn Lôn cho Pháp.
+ Hiệp ước Giáp Tuất (1874): dâng 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp.
+ Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884): Công nhận Việt Nam hoàn toàn thuộc Pháp.
* Nhận xét về tinh thần chống Pháp của nhà Nguyễn:
- Không kiên quyết động viên nhân dân chống Pháp, bỏ lỡ thời cơ hành động.
- Nhu nhược ích kỉ đề cao lợi ích dòng họ hơn lợi ích dân tộc, khi pháp đánh bắc kì triều đình còn cầm chừng nặng về thương thuyết.
Câu 7.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
- Trong phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Hương Khê là điển hình nhất.
- Bởi vì:
+ Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng.
+ Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh.
+ Thời gian tồn tại 10 năm.Tổ chức chặt chẽ,
+ Tự chế tạo được vũ khí (súng trường theo mẫu súng của Pháp).
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 135, suy luận.
Cách giải:
* Nội dung: Nguyễn Trường Tộ (1863 - 1871): đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần đề cập đến một số vấn đề như:
- Chấn chỉnh bộ máy quan lại.
- Phát triển công, thương nghiệp và tài chính.
- Chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục…
* Nhận xét:
- Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ có hệ thống và toàn diện, chứng tỏ một điều rằng, ông là người thiết tha yêu nước, có trình độ học vấn uyên thâm, có tư tưởng tiến bộ vượt lên trên tư tưởng phong kiến lạc hậu, cổ hủ lúc bấy giờ.
- Những đề nghị, cải cách của Nguyễn Trường Tộ gồm tất cả những mặt như kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa - xã hội.
Nguồn: Sưu tầm
Bài 4. Bảo vệ lẽ phải
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều tập 1
Bài 2: Liêm khiết
Bài 7: Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội
Bài 16