Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
Bài 16. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
Bài 17. Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2
Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
Bài 32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 7 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1: Đến khoảng thời gian nào sau chiến tranh thế giới thứ hai phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập?
A. Cuối những năm 70 thế kỉ XX
B. Đầu những năm 50 thế kỉ XX
C. Cuối những năm 50 thế kỉ XX
D. Đầu những năm 60 thế kỉ XX
Câu 2: Năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền dồi với vùng lãnh thổ nào?
A. Hồng Công B. Ma Cao
C. Đài Loan D. Bành Hồ.
Câu 3. Tổ chức chính trị nào đã lãnh đạo nhân dân Nam Phi đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc?
A. Đại hội dân tộc Phi
B. Tổ chức thống nhất châu Phi
C. Liên minh châu Phi
D. Đại hội thống nhất châu Phi
Câu 4. Nước thực dân nào đặt chân đầu tiên lên đất Nam Phi?
A. Tây Ban Nha B. Bồ Đào Nha
C. Anh D. Hà Lan
Câu 5. Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?
A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch
B. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự
C. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục
D. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế
Câu 6. Khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) do Mĩ, Anh, Pháp thành lập nhằm mục đích gì?
A. Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực
B. Duy trì hòa bình an ninh của khu vực Đông Nam Á.
C. Giúp các nước Đông Nam Á xây dựng đất nước.
D. Đảm bảo ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản ở khu vực
Câu 7. Lãnh tụ của phong trào cách mạng ở Cuba (1959) là ai?
A. N. Manđêla
B. Phiđen Cátxtơrô
C. G. Nêru
D. M. Ganđi
Câu 8. Năm 1961, Phiđen Cátxtơrô đã tuyên bố với toàn thế giới, Cuba sẽ tiến lên
A. Chủ nghĩa tư bản
B. Cộng hòa Tổng thống
C. Quân chủ lập hiến
D. Chủ nghĩa xã hội
Câu 9. Việc nhận viện trợ của Mĩ theo “kế hoạch Macsan” đã đưa đến mặt trái nào cho nền kinh tế các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.
B. Mĩ không viện trợ theo đúng kế hoạch.
C. Hoàn thành “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ.
D. Chưa có sự chuyển biến tích cực.
Câu 10. Nguyên nhân khách quan nào đưa đến sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. Sự điều tiết có hiệu quả của nhà nước.
C. Sự hợp tác có hiệu quả giữa các quốc gia trong khu vực.
D. Giá nguyên liệu rẻ và nguồn viện trợ của Mĩ.
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. (3 điểm) Em hãy nêu tình hình Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 2. (2 điểm) Sau chiến tranh thế giới thứ hai cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã đạt được những thành tựu kì diệu như thế nào? Theo em thành tựu nào đáng chú ý nhất? Vì sao?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | B | A | D | D | A | B | D | A | D |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 15.
Cách giải:
Đến cuối những năm 50 thế kỉ XX, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập
Chọn: C
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 20.
Cách giải:
Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (7-1997) và Ma Cao (12 – 1999).
Chọn: B
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 28.
Cách giải:
Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC), đứng đầu là Nenxơn Man-đê-la, người da đen đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh dòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai)
Chọn: A
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 28.
Cách giải:
Năm 1662, người Hà Lan là nước thực dân đầu tiên đặt chân lên đất Nam Phi, lập ra xứ thuộc địa Kếp. Đến đầu thế kỉ XIX, Anh mới chiếm thuộc địa này.
Chọn: D
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 25.
Cách giải:
Từ năm nước sáng lập ban đầu đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành 10 nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hơp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng nhau phát triển phồn vinh.
Chọn: D
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 21.
Cách giải:
Tháng 9-1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực
Chọn: A
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 31.
Cách giải:
Dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô và những người đồng chí của mình, nhân dân Cuba đã nổi dậy đấu tranh lật đổ nền độc tài thân Mĩ, thành lập nước Cộng hòa Cuba (1959)
Chọn: B
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 32.
Cách giải:
Tháng 4-1961, quân dân Cuba đã đập tan cuộc tấn công của lính đánh thuê của Mĩ tại bãi biển Hi-rôn. Chính trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến, Phiđen Cátxtơrô đã tuyên bố với thế giới: Cuba tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
Chọn: D
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 41, suy luận.
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhờ nhận được viện trợ của Mĩ, nền kinh tế Tây Âu đã có sự phục hồi và phát triển nhất định. Tuy nhiên, các nước Tây Âu lại phải tuân theo những điều kiện do Mĩ đặt ra như:
- Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp.
- Hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ nhập vào.
- Phải gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
=> Như vậy, tuy kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi những ngày càng phụ thuộc vào Mĩ. Chính vì thế, từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX các nước Tây Âu đã thực hiện liên kết khu vực nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của Mĩ đối với các nước này.
Chọn: A
Câu 10.
Phương pháp: sgk trang 41, suy luận.
Cách giải:
Những nguyên nhân đưa đến sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Sự điều tiết có hiệu quả của nhà nước.
+ Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
+ Sự hợp tác có hiêu quả của các quốc gia trong khu vực.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Tận dụng nguồn viện trợ của Mĩ thông qua “kế hoạch Macsan”.
+ Tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc thể giới thứ ba.
Chọn: D
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 21 – 22
Cách giải:
- Đông Nam Á là khu vực rộng gần 4,5 triệu km2, gồm 11 nước với số dân 536 triệu người (2002)
- Tháng 8/1945 ngay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, các dân tộc Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị của thực dân:
+ Ngày 17/8/1945 nhân dân In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a. Ngày 19/8/1945 nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền lập nên nước Việt Nam DCCH. Ngày 12/10/1945 tuyên bố Lào là 1 vương quốc độc lập có chủ quyền
+ Nhân dân các nước Mã Lai, Miến Điện và Philipin đều nổi dậy đấu tranh chống ách chiếm đóng của phát xít Nhật
- Nhưng ngay sau đó nhiều dân tộc Đông Nam Á lại phải cầm súng tiến hành các cuộc kháng chiến chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc: Indonexia, Việt Nam…
- Từ những năm 50 trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, tình hình ĐNA ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực
+ Tháng 9/1954: Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự ở Đông Nam Á (SEATO) nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào GPDT trong khu vực
=> Tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng sang hai nước Lào và Campuchia
+ Thời kì này Indonexia và Miến Điện thi hành chính sách hòa bình trung lập, không tham gia vào các khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc
- Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 48, 49, 50; phân tích
Cách giải:
* Những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng KHKT
- Những phát minh to lớn trong lĩnh vực khoa học cơ bản, đánh dấu bước nhảy vọt về Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học (tạo ra cừu Đô – li bằng phương pháp sinh sản vô tính, công bố bản đồ Gen người…)
- Những phát minh lớn về những công cụ sản xuất mới : sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động
- Tìm ra được nguồn năng lượng mới hết sức phong phú: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió…
- Sáng chế những vật liệu mới: polime ( chất dẻo) siêu bền, chịu nhiệt
- Tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp
- Những tiến bộ thần kì trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc
- Những thành tựu kì diệu trong công cuộc chinh phục vũ trụ
* Thành tựu quan trọng và đáng chú ý nhất
- Gợi ý: thành tựu chinh phục vũ trụ, vì thành tựu này mà con người khám phá ra được những bí mật của vũ trụ để phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người trên Trái Đất.
CHƯƠNG III. HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
Bài 39. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo (tiếp theo)
Unit 10: Life On Other Planets - Sự sống trên các hành tinh khác
Đề thi vào 10 môn Toán Thái Nguyên
Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên