Đề số 1 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 4
Đề số 2 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 4
Đề số 3 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 4
Đề số 4 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 4
Đề số 5 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 4
Đề số 6 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 4
Đề số 7 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 4
Đề số 8 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 4
Đề số 9 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 4
Đề số 10 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 4
Đề bài
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)
2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)
3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)
4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)
5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)
6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)
7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)
8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Quả cầu tuyết
Tuyết rơi ngày càng dày.
Một đám học sinh vừa ra khỏi cổng trường, chúng nắm những quả cầu bằng thứ tuyết ẩm, cứng và nặng như đá, ném vào nhau. Vỉa hè rất đông người qua lại. Bỗng người ta nghe một tiếng hét to bên kia đường và thấy một cụ già đang lảo đảo, hai tay úp lấy mặt. Bên cạnh cụ, một em bé kêu: “Cứu ông cháu với!”.
Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới. Cụ già tội nghiệp bị một quả cầu tuyết đập trúng mắt. Cụ đeo kính, kính vỡ, mảnh vỡ đâm vào mắt cụ. Đám học trò hoảng sợ bỏ chạy.
Đám đông vây quanh cụ già. Mấy người qua đường thét hỏi: “Đứa nào ném? Đứa nào? Nói mau!”. Người ta khám tay đám trẻ để xem có ướt vì tuyết không. Ga-rốp-phi run lẩy bẩy, mặt nhợt nhạt.
Ga-rô-nê bảo Ga-rốp-phi:
- Cậu thú nhận đi. Để một người khác bị bắt thì thật hèn nhát!
- Mình không cố ý mà! – Ga-rốp-phi trả lời và run như một tàu lá.
- Nhưng cậu vẫn phải làm! – Ga-rô-nê nói.
- Mình không đủ can đảm.
- Đừng sợ. Mình sẽ bảo vệ cậu. – Ga-rô-nê nói một cách quả quyết, nắm cánh tay bạn, dìu bạn đi như một người bệnh.
Vừa trông thấy Ga-rốp-phi, người ta biết rằng chính cậu là thủ phạm. Vài người bước tới, giơ cánh tay lên. Nhưng Ga-rô-nê đã đứng chắn ngay trước mặt bạn và nói:
- Các bác định đánh một đứa trẻ à?
Những nắm tay đều bỏ xuống. Một người dẫn Ga-rốp-phi đến nới người ta đã đưa cụ già bị thương vào.
Cụ già ngồi trên ghế, tay bưng mắt kính.
Ga-rốp-phi khóc òa lên và ôm hôn đôi bàn tay của cụ già. Cụ già quạng tìm cái đầu của cậu bé biết hối hận và xoa tóc nó:
- Cháu là một cậu bé dũng cảm.
(Theo A-mi-xi)
1. Câu chuyện gồm có những nhân vật nào? (0.5 điểm)
A. Cụ già, cháu của cụ già, Ga-rô-rô, Ga-rốp-phi
B. Cụ già, cháu của cụ già, Ga-rô-nê, Ga-rốp-phi
C. Cụ già, người hàng xóm bị vỡ cửa kính, Ga-rô-nê, Ga-rốp-phi
D. Cụ già, người hàng xóm bị vỡ cửa kính, Ga-rô-rô, En-ri-cô
2. Ai đã vô tình ném quả cầu tuyết trúng cụ già? (0.5 điểm)
A. En-ri-cô
B. Ga-rô-nê
C. Ga-rốp-phi
D. Cháu của cụ già
3. Quả cầu tuyết làm cụ già bị thương ở đâu? (0.5 điểm)
A. Bị thương ở mắt
B. Bị thương ở chân
C. Bị thương ở đầu
D. Bị thương ở mũi
4. Ai là người đã động viên cậu bé nhận lỗi? (0.5 điểm)
A. En-ri-cô
B. Ga-rô-nê
C. Ga-rốp-phi
D. Cháu của cụ già
5. Vì sao cụ già khen cậu bé dũng cảm? (0.5 điểm)
A. Vì cậu bé dũng cảm gỡ những mảnh kính găm vào da thịt giúp ông cụ.
B. Vì cậu bé chơi ném tuyết rất cừ.
C. Vì cậu bé dám dũng cảm nhận lỗi.
D. Vì cậu bé dám dũng cảm đánh nhau với những người lớn.
6. Em học được điều gì thông qua câu chuyện trên? (0.5 điểm)
A. Cần đối xử lịch sự, lễ phép với những người xung quanh mình.
B. Cần kính trọng những người lớn tuổi, đặc biệt là người già.
C. Tự tin thể hiện bản thân mình trước đám đông.
D. Dũng cảm nhận lỗi và sửa sai khi mình mắc lỗi.
7. Xác định trạng ngữ trong những câu sau và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì? (1 điểm)
a) Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới.
b. Vừa trông thấy Ga-rốp-phi, người ta biết rằng chính cậu là thủ phạm.
8. Câu tục ngữ “Sông có khúc, người có lúc” khuyên người ta điều gì? (1 điểm)
9. Đặt một câu cảm cho mỗi tình huống sau? (1 điểm)
a) Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có mình bạn Ngọc làm được.
b) Nhận được món quà sinh nhật của mẹ.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Tiếng cười là liều thuốc bổ
Một nhà văn đã từng nói: "Con người là động vật duy nhất biết cười."
Theo một thống kê khoa học, mỗi ngày, trung bình người lớn cười 6 phút, mỗi lần cười kéo dài 6 giây. Một đứa trẻ trung bình mỗi ngày cười 400 lần.
Tiếng cười là liều thuốc bổ. Bởi vì khi cười, tốc độ thở của con người lên đến 100 ki-lô- mét một giờ, các cơ mặt được thư giãn thoải mái và não thì tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn. Ngược lại, khi người ta ở trong trạng thái nổi giận hoặc căm thù, cơ thể sẽ tiết ra một chất làm hẹp mạch máu.
Theo báo GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Tả cây ăn quả mà em yêu thích
Lời giải chi tiết
A. KIỂM TRA ĐỌC
I/ Đọc thành tiếng
1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II/ Đọc hiểu
1. (0.5 điểm) B. Cụ già, cháu của cụ già, Ga-rô-nê, Ga-rốp-phi
2. (0.5 điểm) C. Ga-rốp-phi
3. (0.5 điểm) A. Bị thương ở mắt
4. (0.5 điểm) B. Ga-rô-nê
5. (0.5 điểm) C. Vì cậu bé dám dũng cảm nhận lỗi.
6. (0.5 điểm) D. Dũng cảm nhận lỗi và sửa sai khi mình mắc lỗi.
7. (1 điểm)
a) Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới.
-> Trạng ngữ chỉ thời gian
b. Vừa trông thấy Ga-rốp-phi, người ta biết rằng chính cậu là thủ phạm.
-> Trạng ngữ chỉ thời gian
8. a) - Nghĩa đen: Dòng sông có khúc thẳng, khúc quanh, khúc rộng, khúc hẹp,…. Con người cũng như vậy, có lúc sướng, lúc khổ, lúc vui, lúc buồn.
- Nghĩa bóng (lời khuyên): Cuộc sống gặp phải những khó khăn vất vả là chuyện thường tình.Không nên vì vậy mà buồn phiền hoặc nản chí.
9. (1 điểm)
a) Ngọc ơi, cậu học giỏi thật đó!
b) Món quà đẹp quá! Con cảm ơn mẹ ạ!
B. KIỂM TRA VIẾT
I/ Chính tả
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
II/ Tập làm văn
Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)
A. Mở bài (0.75 điểm)
Giới thiệu chung về cây ăn quả mà em muốn tả
B. Thân bài (2.5 điểm)
a. Tả bao quát
- Thân cây:
- Cành lá:
b. Tả chi tiết
- Lá : màu sắc, hình dáng
- Quả : phát triển qua các thời kì như thế nào
c. Công dụng, kỉ niệm về cây ăn quả đó
C. Kết bài
Tình cảm đối với cây ăn quả đó
* Về hình thức:
- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm
- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm
- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm
Bài làm tham khảo
Ông nội em có một khu vườn nhỏ nằm ngay trong khuôn viên nhà, chỉ độ vài mét vuông thôi. Trong vườn trồng rất nhiều hoa, rau củ và cây ăn trái. Góc này trồng hoa hồng, hoa huệ, hoa cúc,... góc kia trồng rau cải bắp, su hào, cà chua,... cứ mùa nào thức nấy. Phía cuối vườn trồng cây ăn trái, em thích nhất là cây cam nơi cuối vườn, xanh đậm và nặng trĩu những trái cam thơm ngon.
Nhìn từ xa cây cam giống như một chiếc ô to lớn màu xanh đậm, trên đó có điểm xuyết những trái cam màu vàng tươi. Cây cao khoảng 2 m, một vòng ôm của em ôm không xuể được những tán cây. Thân cây có màu nâu đậm, thứ màu sắc in hằn dấu vết của thời gian. Các cành cây vươn rộng ra nhiều phía, lá cây xanh tươi và quả thì ngọt lành.
Rễ của cây cam đâm sâu vào lòng đất, cần mẫn hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân cây vững chắc và các cành lá thì tỏa ra mọi phía. Lá cây có màu xanh tươi, nhỏ hơn lá bưởi nhưng lớn hơn lá chanh, lá quất. Khi còn non thì lá xanh nhạt rồi tới khi trưởng thành thì xanh đậm. Khi đổi mùa từng chiếc lá cây rụng xuống gốc để cho lớp lá non lại tiếp tục mọc lên nuôi cây. Em thường buồn mỗi khi nhìn thấy từng chiếc lá rụng xuống, ông nội sẽ cười hiền từ xoa đầu em rồi nói: “Lá rụng về cội mà cháu, từng chiếc lá rụng xuống dưới gốc sẽ hóa thành chất mùn nuôi dưỡng cây thêm xanh tươi”. Hoa cam có màu trắng tinh khiết. Hương cam thơm thoang thoảng vô cùng dễ chịu. Mỗi sáng em thường tới góc vườn lặng ngắm cây cam và tận hưởng thứ hương thơm mát lành ấy. Hoa cam thơm và đẹp như thế chẳng trách mỗi khi hoa nở ong bướm lại bay tới xung quanh góc vườn này. Quả cam thì cứ lớn dần lên qua từng ngày tháng. Lúc đầu thì bằng hòn bi, tiếp đến bằng quả cà rồi to bằng cả quả bóng bàn. Ban đầu có màu xanh non, xanh đậm rồi từ từ chuyển thành sắc vàng đậm. Khi thấy cam chuyển sang sắc màu đậm ngọt nghĩa là có thể thưởng thức được những trái cam ấy rồi. Mỗi mùa cam ra quả, ông em thường ra vườn hái rồi chia cho con cháu trong nhà. Vì em nhỏ nhất nên ông thường để dành cho em trái cam to nhất, ngon nhất. Bóc vỏ cam ra sẽ thấy từng múi cam được xếp đều nhau khin khít tạo thành một vòng tròn. Bóc từng múi cam sẽ thấy từng tép cam mọng nước ngọt lành. Cam ăn ngọt và thơm mát, rất thích hợp để giải nhiệt và bổ sung vitamin C cho cơ thể.
Cây cam cho quả để ăn hoặc ép lấy nước. Trong những ngày nắng nóng thế này thật tuyệt vời khi được ăn những múi cam thơm mát hoặc uống một cốc nước cam mát lành. Không chỉ vậy, cây cam còn có rất nhiều lợi ích khác. Ông em nói vỏ cam có thể được dùng để làm thuốc, hay dịp tết đến trong nhà bày trang trí một cây cam trĩu quả thì thật là đẹp biết bao.
Cây cam trong vườn là công sức vun trồng chăm bẵm của ông nội em. Mỗi khi rảnh rỗi, em thường tới phụ ông tưới nước, nhổ cỏ và bắt sâu cho cây. Được cầm trên tay những quả cam to ngon em hiểu được rằng đó là tình yêu đong đầy của ông em đã được kết tinh trong từng trái cam ấy. Em mong rằng cây cam sẽ luôn xanh tươi và sống thật lâu.
Unit 18: What's your phone number?
Unit 2: What can I do
Unit 14: What does he look like?
Chủ đề 6. Thiết lập và duy trì quan hệ bạn bè
Đề ôn tập hè
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4