Đề bài
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Lực lượng nào là trụ cột trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít?
A. Nhân dân lao động ở các nước phát xít.
B. Nhân dân và Hồng quân Liên Xô.
C. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
D. Nhân dân các nước thuộc địa.
Câu 2. Nội dung nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Khởi đầu của chiến tranh nguyên tử.
B. Thế giới có nhiều thay đổi căn bản.
C. Khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế.
D. Nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy.
Câu 3. Ngày 9-5-1945 đã đi vào lịch sử thế giới là ngày
A. Thế giới chiến thắng chủ nghĩa phát xít Đức.
B. Chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Hình thành trật tự thế giới mới.
D. Giải phóng châu Âu.
Câu 4. Chính sách “cấm đạo” của nhà Nguyễn đã dẫn đến hậu quả gì?
A. Làm cho Thiên Chúa giáo không thể phát triển ở Việt Nam.
B. Gây ra mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, khiến người dân theo các tôn giáo khác lo sợ.
C. Gây mâu thuẫn trong quan hệ với phương Tây, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến
D. Gây không khí căng thẳng trong quan hệ với các nước phương Tây
Câu 5. Hãy chọn phương án phù hợp để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: Âm mưu của Pháp là chiếm … … … làm căn cứ, rồi tấn công ra … … … nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
A. Lăng Cô … Huế.
B. Đà Nẵng … Huế.
C. Đà Nẵng … Hà Nội.
D. Huế … Hà Nội.
Câu 6. Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản công cuộc xâm lược Việt Nam khi nào?
A. Sau khi đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai.
B. Sau khi kí Hiệp ước Hác măng và Patơnốt.
C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế.
D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng.
Câu 7. Đặc điểm của phong trào Cần vương là:
A. phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến.
B. phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
C. phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
D. phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân.
Câu 8. Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
A. khởi nghĩa Hương Khê.
B. khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên.
C. khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà.
D. khởi nghĩa Yên Thế.
PHẦN III: TỰ LUẬN
Câu 9. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tạo những chuyển biến to lớn gì của tình hình thế giới. Nêu tính chất của chiến tranh.
Câu 10. Vì sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là tiểu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX? Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến các cuộc đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX bị thất bại là gì?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | A | A | C | B | B | A | D |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 97, suy luận.
Cách giải:
Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là ba quốc gia đứng đầu khối Đồng minh chống phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai. Chính vì thế, khi chiến tranh bước vào giai đoạn kết thúc, đây là ba quốc gia được hưởng nhiều quyền lợi nhất.
Chọn: C
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 101.
Cách giải:
Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại hậu quả hết sức nặng nề. Cụ thể là:
- Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người bị cuốn vào vòng chiến.
- Khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế.
- Nhiều thành phố, làng mạc, cơ sở kinh tế bị tàn phá.
=> Loại trừ đáp án: A
Chọn: A
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 100.
Cách giải:
- Ngày 9-5-1945, nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện, đánh bại phát xít Đức và chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt ở châu Âu.
- Ngày 15-8-1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt hoàn toàn.
Chọn: A
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 107.
Cách giải:
Một trong những chính sách đối ngoại sai lầm của triều Nguyễn là cấm đạo, đuổi giáo sĩ phương Tây, đã gây ra những mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây ra bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này.
Chọn: C
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 108.
Cách giải:
Âm mưu của Pháp là chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, rồi tấn công ra Huế nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
Chọn: B
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 124.
Cách giải:
Với Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt, thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam.
Chọn: B
Câu 7.
Phương pháp: Phân tích đặc điểm của phong trào Cần vương, nhận xét.
Cách giải:
Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước theo khuynh hướng, ý thức hệ phong kiến do mục tiêu của phong trào là đánh đổ thực dân Pháp, thiết lập lại ngôi vua và chế độ phong kiến. Sự thất bại của phong trào Cần vương cũng đánh dấu sự thất bại của khuynh hướng phong kiến.
Chọn: A
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 133.
Cách giải:
Khởi nghĩa Yên Thế là khởi nghĩa vũ trang kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, từ năm 1884 đến năm 1913.
Chọn: D
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 9.
Phương pháp: Đánh giá, nhận xét.
Cách giải:
a) Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tạo những chuyển biến to lớn của tình hình thế giới:
- Nhờ thắng lợi của Liên Xô trong chiến tranh, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa được ra đời ở Đông Âu và châu Á.
- Chiến tranh làm thay đổi thế và lực của hệ thống tư bản chủ nghĩa: Phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt, Anh và Pháp suy yếu. Mĩ lớn mạnh lên trở thành cường quốc đứng đầu hệ thống này.
- Chiến tranh tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc châu Âu, lập nên các quốc gia độc lập ở châu Á và châu Phi.
- Hình thành nên trật tự thế giới mới: trật tự 2 cực Ianta..
b) Tính chất của chiến tranh:
- Từ 1/9/1939 đến 22/6/1941: Trước khi Liên Xô tham chiến là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
- Từ 22/6/1941 đến tháng 8/1945: Khi Liên Xô tham chiến tính chất của chiến tranh thay đổi là cuộc chiến
tranh chính nghĩa chống chủ nghĩa phát xít..
Câu 10.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
a) Nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là tiểu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX vì:
- Thời gian kéo dài nhất 1885 - 1896.
- Địa bàn: rộng lớn 4 tỉnh Bắc Trung Kì.
- Lãnh tụ: Phan Đình Phùng là sĩ phu đại khoa, Cao Thắng là tướng trẻ có tài…
- Tổ chức chặt chẽ hơn các cuộc khởi nghĩa khác…
- Phương thức hoạt động và tác chiến linh hoạt chế tạo được vũ khí theo mẫu của Pháp.
- Cuộc khởi nghĩa huy động mức cao độ tiềm năng to lớn của nhân dân, lập nhiều chiến công gây cho địch tổn thất nặng nề…
b) Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến các cuộc đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX bị thất bại là: thiếu một giai cấp lãnh đạo tiến bộ với một đường lối lãnh đạo đúng đắn.
Nguồn: Sưu tầm
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều tập 2
ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ 1 - SINH 11
Chủ đề 1: Cân bằng hóa học
Unit 9: Education in the Future
Chương 5. Hidrocacbon No
SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Lịch sử 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 11
SBT Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử 11
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Lịch sử Lớp 11
Tập bản đồ Lịch sử Lớp 11