Đề bài
Câu 1: Câu phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau.
B. Các điện tích luôn luôn đẩy nhau.
C. Khi ở gần thì các điện tích đẩy nhau, khi ở xa thì các điện tích hút nhau.
D. Các điện tích bao giờ cũng hút nhau.
Câu 2: Chọn phát biểu đúng.
A. Vectơ cường độ điện trường có phương và chiều trùng với lực điện tác dụng lên điện tích thử q âm.
B. Độ lớn của vectơ cường độ điện trường bằng độ lớn của điện tích thửu q.
C. Vectơ cường độ điện trường có phương vuông góc với lực điện tác dụng lên điện tích thử q dương.
D. Vectơ cường độ điện trường có phương và chiều trùng với lực điện tác dụng lên điện tích thử q dương.
Câu 3: Một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 6 V và điện trở trong r = 2 Ω. Điện trở mạch ngoài RN = 10 Ω. Cường độ dong điện trong mạch là:
A. I = 12 A. B. I = 0,5 A.
C. I = 0,6 A. D. I = 3 A.
Câu 4: Có hai điện tích q1 = q2 lần lượt đặt tại hai điểm A và B. Người ta đặt một điện tích Q0 nằm cân bằng dưới tác dụng của lực điện bởi hai điện tích trên. Chọn phát biểu đúng.
A. Điện tích Q0 phải nằm trên đường thẳng AB và ngoài đoạn AB về phía điểm A.
B. Điện tích Q0 nằm tại trung điểm của AB.
C. Điện tích Q0 phải nằm trên đường thẳng AB và ngoài đoạn AB về phía điểm B.
D. Điện tích Q0 nằm tại điểm C sao cho ABC là tam giác đều.
Câu 5: Đặt một điện tích dương +q tại một điểm trong điện trường, nó sẽ
A. chuyển động cùng chiều điện trường.
B. chuyển động ngược chiều điện trường.
C. chuyển động cắt các đường sức điện.
D. đứng yên trong điện trường.
Câu 6: Điều kiện để có dòng điện trogn dây dẫn là:
A. Phải có hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn.
B. Phải có nguồn điện.
C. Phải có vật dẫn điện.
D. Phải có hiệu điện thế.
Câu 7: Hai điện tích điểm có độ lớn là q1 = 10-9 C và q2 = 2.10-9 được đặt cách nhau 3cm trong chân không. Lực tương tác giữa chúng có độ lớn là:
A. F = 6.107 N.
B. F = 2.10-5 N.
C. F= 2.105 N.
D. F= 6.10-7 N.
Câu 8: Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi
A. điện trở trong của nguồn điện đạt giá trị cực đại rmax .
B. điện trở mạch ngoài đạt giá trị cực đại Rmax.
C. dòng điện trong mạch đạt giá trị cực tiểu Imin.
D. điện trở mạch ngoài RN = 0.
Câu 9: Khi đặt một điện tích q tại điểm M trong điện trường thì điện tích chịu tác dụng lực điện có độ lớn là F. Khi đặt tại M một điện 2q thì lực điện tác dụng lên điện tích có độ lớn là:
A. F. B. 2F.
C. \(\dfrac{F}{2}.\) D. 4F.
Câu 10: Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm giảm một nửa và giữ nguyên độ lớn của hai điện tích thì lực tương tác giữa chúng sẽ
A. tăng lên 4 lần.
B. tăng lên 2 lần.
C. giảm đi 4 lần.
D. giảm đi 2 lần.
Câu 11: Mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 V và điện trở trong r = 2 Ω. Điện trở mạch ngoài RN = 5 Ω. Hiệu suất của nguồn điện là:
A. H = 35,5%. B. H = 62,0%.
C. H = 71,4%. D. H = 87,0%.
Câu 12: Chọn phát biểu đúng.
Bên trong nguồn điện
A. các điện tích dương chuyển động ngược chiều điện trường.
B. các điện tích âm chuyển động ngược chiều điện trường.
C. chỉ suy nhất điện tích âm chuyển động.
D. các điện tích âm và dương đều chuyển động cùng chiều điện trường.
Câu 13: Một tụ điện có điện dung là C = 2000 pF được mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 5000V. Điện tích của tụ điện là:
A. Q = 10-4 C. B. Q = 10-5 C.
C. Q = 5.10-5 C. D. Q = 2.10-5 C.
Câu 14: Chọn phát biểu đúng.
A. Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.
B. Điện dung của tụ điện phụ thuộc vào điện tích của tụ.
C. Điện dung của tụ phụ thuộc vào hiệu điện thế trên tụ.
D. Điện dung của tụ điện phụ thuộc cả hiệu điện thế và điện tích trên tụ.
Câu 15: Giữ nguyên khoảng cách và độ lớn giữa hai điện tích rồi đặt chúng vào môi trường có hằng số điện môi lớn gấp hai lần hằng số điện môi của chân không thì lực tương tác giữa chúng so với khi ở chân không
A. nhỏ hơn 4 lần. B. lớn hơn 2 lần.
C. lớn hơn 4 lần. D. nhỏ hơn 2 lần.
Câu 16: Một nguồn điện có suất điện động E = 7 V. Dòng điện chạy trong mạch có độ lớn là I = 1 A, hiệu điện thế ở hai cực của nguồn U= 6 V. Điện trở mạch ngoài RN và điện trở trong r có giá trị nào sau đây?
A. RN = 7 Ω; r = 1 Ω.
B. RN = 6 Ω; r = 7 Ω.
C. RN = 6 Ω; r = 1 Ω.
D. RN = 1 Ω; r = 7 Ω.
Câu 17: Khi cho quả cầu A nhiễm điện dương tiếp xúc với quả cầu B (trung hòa về điện) sau đó tách chúng ra thì
A. quả cầu B nhiễm điện âm.
B. quả cầu B nhiễm điện dương.
C. quả cầu B không nhiễm điện.
D. quả cầu A mất hết điện tích.
Câu 18: Một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r được mắc với mạch ngoài là điện trở R = r, cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn đó bằng ba nguồn giống hệt nó mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện trong mạch khi đó là:
A. I’ = 3I. B. \(I'\, = \,\dfrac{{3I}}{2}.\)
C. I’ = 2I. D. \(I'\, = \,{{5I} \over 2}.\)
Câu 19: Trong thời gian 5s có một điện lượng q = 2 C di chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc bóng đèn. Cường độ dòng điện qua đèn có giá trị nào sau đây?
A. I = 2 A. B. I = 5 A.
C. I = 0,4 A. D. I = 0,5 A.
Câu 20: Đơn vị điện dung của tụ điện là :
A. vôn trên mét (V/m). B. vôn (V).
C. ampe (A). D. fara (F).
Câu 21: Chọn phát biểu đúng.
A. Các điện tích khi di chuyển trong điện trường thì lực điện đều thực hiện công.
B. Khi điện tích di chuyển theo phương vuông góc với đường sức thì công của lực điện bằng không.
C. Công của lực điện phụ thuộc vào dạng đường đi của điện tích.
D. Công của lực điện thực hiện lên điện tích dương thì luôn dương và ngược lại thực hiện lên điện tích âm thì luôn âm.
Câu 22: Một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r được mắc với mạch ngoài là điện trở R = r, cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn đó bằng ba nguồn giống hệt nó mắc song song. Cường độ dòng điện trong mạch khi đó là:
A. \(I'\, = \,\dfrac{I}{4}.\) B. \(I'\, = \,\dfrac{I}{3}.\)
C. I’ = I. D. \(I'\, = \,\dfrac{{3I}}{2}.\)
Câu 23: Một điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N có hiệu điện thế UMN = 3 V thì lực điện sinh công A = 9 J. Điện tích q có giá trị nào sau đây?
A. q = -3 C. B. q = 3 C.
C. q = 27 C. D. q = -27 C.
Câu 24: Công của nguồn điện được xác định bằng công thức nào sau đây?
A. Ang = EIt. B. Ang = EI2t.
C. Ang = EI. D. Ang = It.
Câu 25: Chọn phát biểu đúng.
A. Một vật nhiễm điện âm là do vật đó mất bớt các điện tích dương.
B. Khi nguyên tử trung hòa nhận thêm êlectron thì nó trở thành ion âm.
C. Các êlectron tự do chỉ chuyển động xung quanh một nguyên tử nhất định.
D. Khi vật mất bớt êlectron thì vật sẽ mang điện tích âm.
Câu 26: Một điện tích q = 0,5.10-9 C di chuyển một đoạn đường dài 2 cm dọc theo một đường sức điện dưới tác dụng của lực điện trường có cường độ điện trường E = 1000 V/m. Công của lực điện có giá trị nào sau đây?
A. A = 10-6 J. B. A = -10-8 J.
C. A = 10-8 J. D. A = -10-6 J.
Câu 27: Biểu thức của định luật ôm cho toàn mạch là
\(\begin{array}{l}A.\,I\, = \,\dfrac{E}{{{R_N}\, + {r^2}}}.\\B.\,I\, = \,\dfrac{E}{{{R_N}\, - \,r}}.\\C.\,I\, = \,\dfrac{E}{{{{({R_N}\, + \,r)}^2}}}.\\D.\,I\, = \,\dfrac{E}{{{R_N}\, + \,r}}.\end{array}\)
Câu 28: Điện tích q = 10-9 C đặt trong điện trường, chịu tác dụng của lực F = 2.10-5 N. Cường độ điện trường tại điểm đặt q có độ lớn là:
A. E = 2.1014 V/m. B. E = 2.10-4 V/m.
C. 2.10-14 V/m. D. 2.104 V/m.
Câu 29: Trên một bóng đèn dây tóc có ghi 220V – 40W. Các số này có ý nghĩa là
A. hiệu điện thế và công suất của đèn khi đèn sáng.
B. suất điện đọng của nguồn điện là 220V.
C. công suất của nguồn điện là 40 W.
D. hiệu điện thế định mức và công suất định mức của đèn.
Câu 30: Ở bóng đèn dây tóc, điện năng được chuyển hóa thành dạng năng lượng nào sau đây ?
A. Thế năng và cơ năng.
B. Quang năng và cơ năng.
C. Nhiệt năng và quang năng.
D. Nhiệt năng và cơ năng.
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
A | D | B | B | A |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | B | D | B | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
C | A | B | A | D |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | B | B | C | D |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
B | D | B | A | B |
26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
C | D | D | D | C |
Câu 1: A.
Câu 2: D.
Câu 3: B. Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch: \(I\, = \,\dfrac{E}{{{R_N}\, + \,r}} = \dfrac{6}{{10 + 2}} = 0,5A.\)
Câu 4: B. Điều kiện điện tích Q0 nằm cân bằng là tổng hợp các lực điện tác dụng lên nó bằng không: \(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = \overrightarrow 0 .\) Tức là hai cực này phải cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn. Do đó điện tích AB phải nằm tại trung điểm của AB.
Câu 5: A.
Câu 6: A.
Câu 7: B. Áp dụng công thức: \(F\, = \,k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}} = {9.10^9}.\dfrac{{\left| {{{10}^{ - 9}}{{.2.10}^{ - 9}}} \right|}}{{{{({{3.10}^{ - 2}})}^2}}} \)\(\,= {2.10^{ - 5}}\,N.\)
Câu 8: D.
Câu 9: B. Áp dụng công thức: F = qE.
Câu 10: A. Áp dụng công thức: \(F\, = \,k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}.\)
Câu 11: C. Hiệu suất của nguồn: \(H\, = \,\dfrac{{E\, - \,Ir}}{E} = \dfrac{{{R_N}}}{{{R_N} + r}} \approx 71,4\% .\)
Câu 12: A.
Câu 13: B. Áp dụng công thức: \(Q\, = \,CU\, = \,{2000.10^{ - 12}}.5000\, \)\(= \,{10^{ - 5}}\,C.\)
Câu 14: A.
Câu 15: D. Áp dụng công thức: \(F\, = \,k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}.\)
Câu 16: C. \({R_N}\, = \,\dfrac{U}{I}\, = \,6\,\Omega ;\,r\, = \,\dfrac{E}{I} - {R_N}\)\(\, = 1\,\Omega .\)
Câu 17: B.
Câu 18: B. Khi mắc một nguồn: \(I\, = \,\dfrac{E}{{{R_N} + r}} = \dfrac{E}{{2r}}.\)
Ba nguồn mắc nối tiếp: \(I'{\mkern 1mu} = {\mkern 1mu} \dfrac{{{E_b}}}{{{R_N} + {r_b}}} = \dfrac{{3E}}{{r + 3r}} = \dfrac{3}{2}I.\)
Câu 19: C. Áp dụng công thức: \(I\, = \,\dfrac{q}{t} = 0,4\,A.\)
Câu 20: D.
Câu 21: B.
Câu 22: D. Khi mắc một nguồn: \(I\, = \,\dfrac{E}{{{R_N} + r}} = \dfrac{E}{{2r}}.\)
Ba nguồn mắc song song: \(I'\, = \,\dfrac{{{E_b}}}{{{R_N} + {r_b}}} = \dfrac{E}{{r + \dfrac{r}{3}}} = \dfrac{3}{2}I.\)
Câu 23: B. Áp dụng công thức: \(A\, = \,q{U_{MN}} \Rightarrow q\, = \,\dfrac{A}{{{U_{MN}}}} = 3C.\)
Câu 24: A.
Câu 25: B.
Câu 26: C. Áp dụng công thức: \(A\, = \,qEd\, = \,0,{5.10^{ - 9}}{.10^3}{.2.10^{ - 2}}\)\(\, = {10^{ - 8}}\,J.\)
Câu 27: D.
Câu 28: D. Áp dụng công thức: \(E = \dfrac{F}{q} = {2.10^4}\,V/m.\)
Câu 29: D.
Câu 30: C.
Bài 1: Mở đầu về cân bằng hóa học
Chuyên đề 1. Trường hấp dẫn
CHƯƠNG 9: ANĐEHIT - XETON - AXIT CACBOXYLIC
ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH- SBT TOÁN 11
Thu vịnh - Nguyễn Khuyến
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11