Đề bài
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (25 câu)
Câu 1. Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn thì
A. không thể có hiện tượng phản xạ toàn phần
B. có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
C. hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi i < igh
D. luôn luôn xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
Câu 2. Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 90 thì góc khúc xạ là 80. Tính vận tốc ánh sáng trong môi trường A. Biết vận tốc ánh sáng trong môi trường B là 2.105 km/s.
A. 2,25.105 km/s. B. 2,3.105 km/s.
C. 1,8.105 km/s. D. 2,5.105 km/s.
Câu 3. Một chùm tia song song hẹp truyền trong không khí tới gặp mặt thoáng của một chất lỏng có chiết suất n với góc tới i = 60° ta có tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Góc lệch của tia sáng đi vào chất lỏng là
A. 15° B. 45°
C. 30° D. 60°
Câu 4. Một người nhìn hòn sỏi dưới đáy một bể nước thấy ảnh của nó dường như cách mặt nước một khoảng 120cm. Chiết suất của nước là n = \(\dfrac{4}{3}\). Độ sâu của bể nước là
A.10cm B. 16cm
C. 16dm D. 100cm
Câu 5. Ánh sáng truyền trong môi trường có chiết suất n1, tới mặt phân cách với môi trường có chiết suất n2 với góc tới i ≠ 0. Xét các điều kiện sau:
(1) n2 > n1
(2) n2 < n1
(3) sini ≥ n2/n1
(3) sini ≤ n2/n1
Nếu muốn có phản xạ toàn phần thì (các) điều kiện là
A.(1). B. (2).
C. (1) và (4). D. (2) và (3).
Câu 6. Một tia sáng truyền trong hai môi trường theo đường truyền như hình vẽ. Chỉ ra câu sai.
A. α là góc tới giới hạn
B. Với i > α sẽ có phản xạ toàn phần
C. Nếu ánh sáng truyền từ (2) tới (1) chỉ có phản xạ thông thường
D. Nếu ánh sáng truyền từ (2) tới (1) không thể có phản xạ
Câu 7. Chiếu một tia sáng đơn sắc từ chân không vào một khối chất trong suốt với góc tới 450 thì góc khúc xạ bằng 300. Chiết suất tuyệt đối của môi trường này là
A. \(\sqrt 3 \) B. 1,33.
C. \(\sqrt[{}]{2}\). D. 1,5
Câu 8. Một người thợ săn cá nhìn con cá dưới nước theo phương thẳng đứng. Cá cách mặt nước40 cm, mắt người cách mặt nước60 cm. Chiết suất của nước là \(\dfrac{4}{3}\). Mắt người nhìn thấy ảnh của con cá cách mắt một khoảng là
A.95 cm. B.85 cm.
C.80 cm. D.90 cm
Câu 9. Một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác đều, ba mặt như nhau, chiết suất n = \(\sqrt 3 \), được đặt trong không khí. Chiếu tia sáng đơn sắc nằm trong mặt phẳng tiết diện thẳng, vào mặt bên của lăng kính với góc tới i= 600. Góc lệch D của tia ló và tia tới bằng
A. 600 B. 450
C. 300 D. 900
Câu 10. Lăng kính có góc chiết quang A = 300 và chiết suất n = \(\sqrt 2 \). Tia ló truyền thẳng ra không khí vuông góc với mặt thứ hai của lăng kính khi góc tới i1 có giá trị:
A. 300. B. 600
C. 450. D. 350
Câu 11. Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f cho ảnh thật cách thấu kính một đọan d’ =2f . Khi đó khoảng cách từ vật tới ảnh là
A.2f. B.3f.
C.5f. D.4f
Câu 12. Một lăng kính có chiết suất n, đặt trong không khí, có góc chiết quang A, nhận một tia sáng tới vuông góc với mặt bên AB và tia ló sát mặt bên AC của lăng kính. Chiết suất n của lăng kính xác định bởi
A. n = \(\dfrac{1}{{\sin A}}\)
B. n = sini
C. n = sinA
D. n = \(\dfrac{1}{{\sin (A + i)}}\)
Câu 13. Chọn phát biểu đúng với vật thật đặt trước thấu kính.
A.Thấu kính hội tụ luôn tạo chùm tia ló hội tụ
B. Thấu kính phân kì luôn tạo chùm tia ló phân kì
C. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính không thể bằng vật
D. Ảnh của vật qua thấu kính phân kì là ảnh thật
Câu 14. Vật sáng đặt trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f, cách thấu kính một khỏang d. Nếu d>f , bao giờ cũng có ảnh
A. luôn nhỏ hơn vật.
B. cùng kích thước với vật.
C. ảo.
D. ngược chiều với vật.
Câu 15. Vị trí của vật và ảnh cho bởi thấu kính L trường hợp nào sau đây là sai?
A. Cho vật tiến lại gần L, ảnh di chuyển cùng chiều với vật
B. Cho vật tiến ra xa L, ảnh di chuyển ngược chiều với vật
C. Vật ở rất xa thì ảnh ở tiêu diện ảnh
D. Ảnh ở rất xa thì vật ở tiêu diện vật
Câu 16. Vật sáng phẳng, nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính có tiêu cự f =30 cm. Qua thấu kính vật cho một ảnh thật có chiều cao gấp 2 lần vật. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là
A.60cm B.45cm
C. 30cm D. 20cm
Câu 17. Thấu kính hội tụ có tiêu cự5 cm. A là điểm vật thật trên trục chính, cách thấu kính10 cm, Aꞌ là ảnh của A. Tính khoảng cách AAꞌ.
A.16 cm. B.24cm
C. 10cm D.20cm
Câu 18. Một vật sáng phẳng AB có chiều cao H đặt vuông góc với trục chính của thấu kính và ở trước thấu kính. Khi di chuyển thấu kính giữa vật và màn, có hai vị trí cho ảnh rõ nét trên màn. Các ảnh trên màn có chiều cao lần lượt là h1 và h2. Khoảng cách giữa vật sáng và màn ảnh không đổi. Chiều cao H tính theo h1 và h2 là:
A.\(H = \sqrt {{h_1} + {h_2}} \)
B. \(H = \sqrt {{h_1}{h_2}} \)
C.\(H = \dfrac{{{h_1}}}{{{h_2}}}\)
D.\(H = \dfrac{{{h_1}}}{{{h_1} + {h_2}}}\)
Câu 19. Vật sáng phẳng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính cho ảnh lớn gấp 3 lần vật. Khi dịch chuyển vật gần thêm một khoảng8 cm thì thấy ảnh có độ lớn không đổi. Tính tiêu cự của thấu kính.
A.10cm B.20cm
C.12cm D.30cm
Câu 20. Mắt của một người có điểm cực viễn cách mắt50 cm. Mắt người này
A.không có tật B.bị tật cận thị
C.bị tật lão thị D. bị tật viễn thị
Câu 21. Trường hợp nào dưới đây, mắt nhìn thấy vật ở xa vô cực?
A.Mắt không có tật, không điều tiết
B.Mắt không có tật và điều tiết tối đa
C.Mắt cận không điều tiết
D.Mắt viễn không điều tiết
Câu 22. Một người cận thị phải đeo sát mắt một kính có độ tụ - 4dp, nhìn rõ được các vật ở vô cực. Điểm cực viễn của mắt người ấy khi không đeo kính cách mắt một khoảng là
A. OCV = 40cm
B. OCV = 4cm
C. OCV = 25cm
D. OCV = 400cm
Câu 23. Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 40cm. Để có thể nhìn thấy vật gần nhất cách mắt 25cm, người đó cần đeo sát mắt một kính có độ tụ bằng
A. 1,5 điôp.
B. - 1,5 điôp.
C. - 1,25 điôp.
D. 1,25 điôp.
Câu 24. Một học sinh bố trí thí nghiệm theo sơ đồ như hình vẽ. Thấu kính phân kì L có tiêu cự-10 cm. Khoảng cách từ ảnh tạo bởi thấu kính đến màn có giá trị nào?
A.60cm B. 70cm
C. 80cm D.100cm
Câu 25. Khi chiếu tia sáng đơn sắc qua lăng kính có tiết diện là tam giác đều với góc tới i1 = 450 thì góc khúc xạ r1 bằng góc tới r2 ( hình vẽ). Góc lệch của tia sáng qua lăng kính khi đó là
A. 450 B. 300
C. 900 D. 600
B. PHẦN TỰ LUẬN (01câu)
Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cmvà cách thấu kính 14 cm (điểm A nằm trên trục chính).
1. Vẽ hình sự tạo thành ảnh A’B’ của AB qua thấu kính.
2. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và khoảng cách từ ảnh đến vật.
3. Thay thấu kính hội tụ bằng thấu kính phân kỳ có cùng độ lớn tiêu cự. Vẽ hình sự tạo thành ảnh A”B” của AB qua thấu kính phân kỳ vừa thay.
Lời giải chi tiết
A. TRẮC NGHIỆM: 7 ĐIỂM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | A | C | C | D |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | C | D | A | C |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
D | A | D | D | B |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
B | D | B | C | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
A | C | A | C | B |
B. TỰ LUẬN: 3 ĐIỂM
1. Vẽ đúng hình tạo ảnh qua TKHT
2. Tính đúng
d’ = df/(d - f) = 14.10/(14 - 10) = 35cm
Khoảng cách từ ảnh đến vật:
d + d’ = 14 + 35 = 49cm
3. Vẽ đúng hình về sự tạo ảnh qua TKPK
Unit 11: Careers
Unit 9: Good citizens
SGK Toán 11 - Cánh Diều tập 2
CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG
Bài 7: Tiết 4: Cộng hòa liên bang Đức - Tập bản đồ Địa lí 11
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11