Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2
Bài 21. Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 2
Bài 24. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975
Bài 25. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986)
Bài 26. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
Bài 27. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
Đề bài
Câu 1: Tổ chức nào dưới đây do Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà yêu nước của Angiêri, Marốc, Tuynidi thành lập năm 1921 ở Pháp?
A. Tổ chức Những người Cộng sản.
B. Tổ chức Những người Vô sản.
C. Hội liên hiệp thuộc địa.
D. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
Câu 2: Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là gì?
A. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến, tư sản phản cách mạng làm cho Việt Nam được độc lập.
B. Đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập.
C. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến tay sai làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập.
D. Đánh đổ phong kiến, tay sai, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Câu 3: Trong lúc Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp và ra chỉ thị nào dưới đây?
A. Chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.
B. Đánh đuổi Pháp – Nhật.
C. Đánh đuổi phát xít Nhật.
D. Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.
Câu 4: Những việc làm nào dưới đây chứng minh Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước chân chính trở thành người cộng sản?
A. Bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
B. Gửi yêu sách đến Hội nghị Véc-xai, thành lập hội liên hiệp thuộc địa.
C. Viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”, báo “Sự thật”.
D. Đọc bản sơ thảo lần thứ nhất luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Câu 5: Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật – Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” nêu ra trong văn kiện nào dưới đây?
A. Văn kiên Đại hội Quốc dân Tân Trào (16, 17/8/1945).
B. Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (3/1945).
C. Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (9/3/1945).
D. Văn kiện Hội nghị toàn quốc của Đảng (14, 15/8/1945).
Câu 6: Điểm kế thừa và phát triển của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung Ương đảng (5/1941) so với các hội nghị trước đó là
A. Đề cao giải phóng dân tộc, chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B. Đề cao giải phóng dân tộc, chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C. Đề cao giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề này ở từng nước Đông Dương, chủ trương thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương.
D. Đề cao giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề này ở từng nước Ðông Dương, chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam Ðộc lập đồng minh.
Câu 7: Vai trò của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 như thế nào đối với Cách mạng tháng 8/1945?
A. Củng cố được khối đoàn kết nhân dân.
B. Chủ trương thành lập Việt Minh.
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng.
Câu 8: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Pháp đã thực hiện chính sách gì dưới đây ở Việt Nam?
A. Kinh tế mới.
B. Kinh tế thời chiến.
C. Kinh tế chỉ huy.
D. Thuộc địa thời chiến.
Câu 9: Năm 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân liệt thành các tổ chức cộng sản nào dưới đây?
A. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng.
B. Đông Dương Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
C. Tân Việt và Đông Dương Cộng sản Đảng.
D. Việt Nam Quốc dân Đảng và Đông Dương Cộng sản Đảng.
Câu 10: Điểm khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng là gì?
A. Xác định vị trí cách mạng Việt Nam.
B. Xác định nhiệm vụ và lực lượng cách mạng.
C. Xác định chiến lược cách mạng Việt Nam.
D. Xác định lực lượng cách mạng Việt Nam.
Câu 11: Phong trào đấu tranh nào dưới đây của giai cấp tiểu tư sản là tiêu biểu nhất trong những năm 20 của thế kỉ XX?
A. “Bài trừ ngoại hóa”.
B. “Chấn hưng nội hóa”.
C. Chống độc quyền cảng Sài Gòn.
D. Đòi Pháp trả tự do cho cụ Phan Bội Châu.
Câu 12: Tác phẩm nào dưới đây tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng ở Quảng Châu?
A. Vi Hành.
B. Nhật kí trong tù.
C. Đường Kách Mệnh.
D. Bản án chế độ thực dân Pháp.
Câu 13: Tổ chức nào dưới đây được xem là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Tân Việt Cách mạng Đảng.
B. Tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng.
C. Tâm tâm xã.
D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 14: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa cơ bản nhất về sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930?
A. Mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
B. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam.
C. Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
D. Chấm dứt sự khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.
Câu 15: Việt Nam Giải phóng quân ra đời là sự hợp nhất của các tổ chức nào dưới đây?
A. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với du kích Ba Tơ.
B. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với đội du kích Bắc Sơn.
C. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với Cứu quốc quân.
D. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với du kích Thái Nguyên.
Câu 16: Lực lượng cách mạng được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng bao gồm
A. công nhân, nông dân, địa chủ yêu nước, tầng lớp đại địa chủ.
B. công – nông, tiểu tư sản, trí thức, tư sản dân tộc.
C. công nhân, nông dân, đại địa chủ phong kiến, tư sản mại bản.
D. công nhân, tư sản dân tộc, trí thức, tầng lớp đại địa chủ.
Câu 17: Mâu thuẫn cơ bản nhất của các dân tộc Đông Dương từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. mâu thuẫn giữa nhân dân Đông Dương với thực dân Pháp.
B. mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản.
C. mâu thuẫn giữa nông dân, công nhân Đông Dương với Pháp.
D. mâu thuẫn giữa nông nhân với địa chủ.
Câu 18: Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt được xác định tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) là gì?
A. Giải phóng dân tộc.
B. Giải phóng các dân tộc Đông Dương.
C. Giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng đất.
D. Thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Câu 19: Sự kiện nào dưới đây diễn ra tại nhà số 5D phố Hàm Long – Hà Nội (3/1929)?
A. Thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.
B. Thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
C. Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng.
Câu 20: Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929 là
A. bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của chính đảng Cộng sản sau này.
B. xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản.
C. bước ngoặt của phong trào cách mạng Việt Nam.
D. bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
Câu 21: Ấn phẩm nào dưới đây là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?
A. Đường Kách Mệnh.
B. Báo Người cùng khổ.
C. Báo Thanh Niên.
D. Bản án chế độ thực dân.
Câu 22: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930?
A. Là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử trên con đường giải phóng dân tộc.
B. Là sản phẩm kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê nin và phong trào yêu nước.
C. Hình thành nên khối liên minh công – nông, trở thành nòng cốt cách mạng.
D. Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp của nhân dân Việt Nam.
Câu 23: Đại diện của tổ chức cộng sản nào dưới đây không tham dự Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930?
A. An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
C. An Nam Cộng sản Đảng.
D. Đông Dương Cộng sản Đảng.
Câu 24: Quyết định quan trọng nào dưới đây được Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thông qua (13/8/1945) khi nghe tin Nhật Bản sắp đầu hàng?
A. Quyết định khởi nghĩa ở Hà Nội.
B. Thành lập ủy ban khởi nghĩa và hạ lệnh Tổng khởi nghĩa.
C. Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
D. Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân.
Câu 25: Sự kiện quốc tế nào dưới đây có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (6/1919).
B. Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo luận cương của Lê nin (7/1920).
C. Cách mạng tháng Mười Nga (1917).
D. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp (12/1920).
Câu 26: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy” là nội dung của văn kiện nào dưới đây?
A. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng.
B. Tuyên ngôn của Mặt trận Việt Minh.
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
D. Tuyên ngôn độc lập.
Câu 27: Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị (5/1941) có điểm gì khác so với Hội nghị (11/1939)?
A. Đặt vấn đề giải phóng dân tộc trong phạm vi từng nước.
B. Đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.
C. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
D. Đặt vấn đề giải phóng dân tộc là mục tiêu số một của cách mạng.
Câu 28: Điều kiện nào dưới đây giữ vai trò quyết định sự xuất hiện của ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929?
A. Sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng vô sản.
B. Những luận điểm về con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.
C. Hoạt động của các hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Các chi bộ cộng sản đầu tiên được hình thành ở nhiều địa phương.
Câu 29: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam vì
A. giai cấp công nhân là lực lượng đông đảo.
B. công nhân là lực lượng đại diện cho phương thức sản xuất mới.
C. giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để.
D. công nhân có ý thức quyền lợi giai cấp.
Câu 30: Mục đích của Pháp khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là gì?
A. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
B. Để phát triển kinh tế Pháp.
C. Để thu được nhiều lợi nhuận.
D. Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra.
Câu 31: Trong chính sách thương nghiệp, Pháp đánh thuế nặng vào hàng ngoại nhập vì muốn
A. cản trở sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài.
B. tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển.
C. tạo sự cạnh tranh hàng hóa các nước nhập vào Đông Dương.
D. độc chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương.
Câu 32: “Tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam”, đoạn trích trên nói về sự kiện lịch sử nào dưới đây?
A. Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo Luận cương của Lê nin (7/1920).
B. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở Sài Gòn (8/1925).
C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái ở Sa Diện (Quảng Châu) (6/1924).
D. Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách tới Hội nghị Véc xai (6/1919).
Câu 33: Khu giải phóng Việt Bắc ra đời trong
A. phong trào dân chủ 1936-1939.
B. phong trào cách mạng 1930-1931.
C. khi Nhật chuẩn bị đảo chính Pháp.
D. khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945).
Câu 34: Những ngành kinh tế nào dưới đây được Pháp đầu tư nhiều nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai?
A. Nông sản và khai mỏ.
B. Giao thông vận tải và tài chính.
C. Ngoại thương và nông nghiệp.
D. Công nghiệp nặng và khai mỏ.
Câu 35: Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) là mốc quan trọng trên con đường phát triển của công nhân Việt Nam vì
A. đánh dấu tư tưởng Cách mạng tháng Mười được công nhân Việt Nam tiếp thu.
B. sau cuộc bãi công ở Ba Son, công nhân Chợ Lớn, Nam Định, Hà Nội,… tổng bãi công.
C. đã ngăn cản được tàu chiến Pháp chở lính đàn áp cách mạng Trung Quốc.
D. đã đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, bắt đầu chuyển từ tự phát sang tự giác.
Câu 36: Cách mạng tháng Tám 1945 đã góp phần vào chiến thắng chống phát xít của thế giới là vì
A. đã giành chính quyền ở Hà Nội sớm nhất.
B. đã lật đổ nền thống trị của phát xít Nhật ở Việt Nam.
C. đã lật đổ chế độ phong kiến và nền thống trị của Nhật.
D. đã lật đổ chế độ phong kiến và nền thống trị của Pháp, Nhật.
Câu 37: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam?
A. Gửi đến Hội nghị Véc xai bản yêu sách 8 điểm (1919).
B. Đọc bản sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin (7/1920).
C. Sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925).
D. Lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pa ri (1921).
Câu 38: Lí luận nào dưới đây được Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên truyền bá về Việt Nam?
A. Lí luận Mác - Lê nin.
B. Lí luận cách mạng vô sản.
C. Lí luận đấu tranh giai cấp.
D. Lí luận cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 39: Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III?
A. Quốc tế này chủ trương thành lập mặt trận giải phóng dân tộc Việt Nam.
B. Quốc tế này đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
C. Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi các nước thuộc địa.
D. Quốc tế này giúp nhân dân ta đấu tranh chống Pháp.
Câu 40: Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1911-1930 là gì?
A. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
C. Khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 | C | 11 | D | 21 | C | 31 | D |
2 | A | 12 | C | 22 | C | 32 | B |
3 | D | 13 | D | 23 | B | 33 | D |
4 | A | 14 | A | 24 | B | 34 | A |
5 | B | 15 | C | 25 | C | 35 | D |
6 | D | 16 | B | 26 | D | 36 | B |
7 | D | 17 | A | 27 | A | 37 | B |
8 | C | 18 | A | 28 | A | 38 | D |
9 | A | 19 | A | 29 | C | 39 | C |
10 | B | 20 | A | 30 | D | 40 | B |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 82.
Cách giải:
Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của Angiêri, Marốc, Tuynidi, …lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari để tập hợp tất cả những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
Chọn: C
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 88.
Cách giải:
Cương lĩnh chính trị của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng (đầu năm 1930) đã xác định nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam là: đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập, tự do.
Chọn: A
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 112.
Cách giải:
Đảng lúc Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng Đình Bảng (Từ Sơn – Bắc Ninh). Ngày 12-3-1845, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
Chọn: D
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 82, suy luận.
Cách giải:
Ngày 25-12-1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thánh gia nhập Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Với sự kiện này, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành đảng viên cộng sản và là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đồng nghĩa với đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước chân chính trở thành người cộng sản
Chọn: A
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 112
Cách giải:
Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã chủ trương thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật – Pháp” bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
Chọn: B
Câu 6.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
- Điểm kế thừa: đề cao giải phóng dân tộc đã được đề trong gần nhất trong hội nghị tháng 11-1939.
- Điểm phát triển: chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương, chủ trương thành lập Mặt trận của riêng Việt Nam là Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh).
Chọn: D
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang109, suy luận.
Cách giải:
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã hoàn chỉnh chủ trương đề ra tại Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 nhằm giải quyết mục tiêu số 1 của cách mạng là dân tộc giải phóng và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ ấy. Đây là vai trò của hội nghị này đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Chọn: D
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 103.
Cách giải:
Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939), Pháp đã thực hiện chính sách “Kinh tế chỉ huy”.
Chọn: C
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 87, suy luận.
Cách giải:
Năm 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân liệt thành hai tổ chức cộng sản:
- Tháng 6-1929: Đông Dương Cộng sản đảng được thành lập.
- Tháng 8-1929: An Nam Cộng sản đảng được thành lập.
Chọn: A
Câu 10.
Phương pháp: so sánh, đánh giá.
Cách giải:
* Điểm khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng
Nội dung | Cương lĩnh chính trị | Luận cương chính trị |
Nhiệm vụ chiến lược | Đánh đổ đế quốc và phong kiến | Đánh đổ phong kiến và đế quốc |
Lực lượng | Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tri thức. Phú nông, trung và tiểu địa chủ thì lợi dung hoặc trung lập họ. | Đông lực của cách mạng là công nhân và nông dân |
Chọn: B
Câu 11.
Phương pháp: sgk trang 80.
Cách giải:
- Các đáp án A, B, C: là phong trào đấu tranh tiêu biểu của tư sản dân tộc.
- Đáp án D: là phong trào tiêu biểu nhất của giai cấp tiểu tư sản trong những năm 20 của thế kỉ XX.
Chọn: D
Câu 12.
Phương pháp: sgk trang 84.
Cách giải:
Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách Mệnh, gồm những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện ở Quảng Châu, được xuất bản.
Chọn: C
Câu 13.
Phương pháp: Đánh giá, nhận xét.
Cách giải:
Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được thành lập (6-1925) đã truyền bá lí luận giải phóng dân tộc vào phong trào yêu nước làm cho phong trào yêu nước phát triển mạnh, đăc biệt là công nhân. Trước sự phát triển mạnh mẽ đó, có nhiều thành viên trong Hội đã có chủ trường thành lập một chính đảng. Sự ra đời ba tổ chức cộng sản sau đó đã chứng tỏ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên lại tạo ra nguy cơ chia rẽ lớn khi các đảng lai tranh giành ản hưởng với nhau trong quần chúng. Chinh vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tâp Hội nghị thành lập Đảng, thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất ấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam
=> Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam
Chọn: D
Câu 14.
Phương pháp: sgk trang 89, suy luận, loại trừ.
Cách giải:
Ý nghĩa cơ bản về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chứng tỏ trong cuộc đấu tranh với khuynh hướng dân chủ tư sản, khuynh hướng vô sản đã thắng thế. Hai nội dung này một trong những nội dung quan trọng thể hiện ý nghĩa Đảng ra đời đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
=> Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
Chọn: A
Câu 15.
Phương pháp: sgk trang 114.
Cách giải:
Thực hiện nghị quyết của Hội nghị quân sự Bắc Kì, ngày 15-5-1945, Việt Nam Cứu quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân.
Chọn: C
Câu 16.
Phương pháp: sgk trang 88.
Cách giải:
Cương lĩnh chính trị đã xác định lực lượng cách mạng là: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. Còn phú nông, trung và tiểu địa chủ thì lợi dụng hoặc trung lập họ.
Chọn: B
Câu 17.
Phương pháp: suy luận.
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) dẫn đến những biến đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội Đông Dương. Chính sách khai thác của Pháp đã dẫn đến mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với thực dân Pháp ngày càng gay gắt. Đây là mâu thuẫn cơ bản nhất của các dân tộc Đông Dương từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Chọn: A
Câu 18.
Phương pháp: sgk trang 108.
Cách giải:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) đã xác định nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng là giải phóng dân tộc.
Chọn: A
Câu 19.
Phương pháp: sgk trang 86.
Cách giải:
Cuối tháng 3-1929, tại nhà số 5D phố Hàm Long – Hà Nội các Hội viên tiến tiến của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã lập ra Chỉ bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.
Chọn: A
Câu 20.
Phương pháp: đánh giá, nhận xét.
Cách giải:
Sự ra đời ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929 là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của chính đảng Cộng sản sau này. Bởi sau khi ra đời do hoạt động riêng rẽ và tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn.
=> Nguyễn Ái Quốc đã về nước và triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930.
Chọn: A
Câu 21.
Phương pháp: sgk trang 83.
Cách giải:
Báo Thanh niên là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số đầu tiên ngày 21-6-1925.
Chọn: C
Câu 22.
Phương pháp: sgk trang 89, suy luận.
Cách giải:
- Các đáp án A, B, D: là ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930
- Đáp án C: là ý nghĩa của phong trào 1930 – 1931.
Chọn: C
Câu 23.
Phương pháp: sgk trang 87, suy luận.
Cách giải:
Tham dự Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 chỉ có hai tổ chức cộng sản là:
- Đông Dương Cộng sản Đảng
- An Nam Cộng sản Đảng
Sau khi hội nghị kết thúc, ngày 24-2-1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn với xin gia nhập Đảng Cộng sản.
Chọn: B
Câu 24.
Phương pháp: sgk trang 115.
Cách giải:
Nghe được tin Nhật sắp đầu hàng quân Đồng minh, ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Đến 23h cùng ngày, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”, chính thức phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước.
Chọn: B
Câu 25.
Phương pháp: Phân tích, liên hệ.
Cách giải:
Đáp án C: Cách mạng tháng 10 Nga lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng, cổ vũ các dân tôc trên thế giới đấu tranh giải phóng dân tộc. Dư âm của nó còn tồn tại đến sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1918). Đối với Viêt Nam cũng vậy. Cách mạng tháng 10 đã mở ra con đường đấu tranh mới, con đường cách mạng vô sản.
Đối với quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, cách mạng tháng Mười năm 1917 đã làm cho tư tưởng của Người có những chuyển biến mạnh mẽ, là cơ sở để người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
Chọn: C
Câu 26.
Phương pháp: sgk trang 118.
Cách giải:
Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”. Trong đó cuối bản Tuyên ngôn Người khẳng định: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”
Chọn: D
Câu 27.
Phương pháp: so sánh, đánh giá.
Cách giải:
- Hội nghị tháng 11-1939 đề ra nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt chung của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Nội dung này cũng có nghĩa là giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ các nước Đông Dương.
- Phải đến Hội nghị tháng 5- 1941, vấn đề dân tộc được giải quyết trong khuôn khổ từng nước. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh thay cho Mặt trân thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, thay tên các hội Phản đế thành hội cứu quốc và giúp đỡ thành lập mặt trậm ở các nước Lào, Campuchia. => Hội nghị tháng 5-1941 minh chứng cho chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc tự quyết
Chọn: A
Câu 28.
Phương pháp: nhận xét, đánh giá.
Cách giải:
Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước đã phát triển yêu cầu cần có một chính đảng thống nhất để lãnh đạo. Trước tình hình đó, ba tổ chức cộng sản được thành lập đã phản ánh xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản.
Suy ngược lại, sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng vô sản là điều kiện giữ vai trò quyết định sự xuất hiện của ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929.
Chọn: A
Câu 29.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Nói giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để bởi vì:
- Do địa vị kinh tế- xã hội khách quan, giai cấp công nhân là giai cấp gắn với lực lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới CNTB. Đây là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sau khi giành chính quyền, giai cấp công nhân - đại biểu cho sự tiến hóa của lịch sử là người duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Giai cấp công nhân là con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, được rèn luyện trong nền sản xuất công nghiệp tiến bộ, đoàn kết và tổ chức lại thành một xã hội hùng mạnh. Bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nặng nề. Họ là giai cấp đối kháng với giai cấp tư sản và xét về bản chất họ là giai cáp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa. Điều kiện khách quan buộc họ chỉ có thể tự giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng ấy, họ không mất gì ngoài xiềng xích và được cả thế giới về mình.
=> Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam vì: giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để.
Chọn: C
Câu 30.
Phương pháp: sgk trang 76, suy luận.
Cách giải:
– Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp tuy thắng trận, nhưng phải chịu nhiều tổn thất về kinh tế-tài chính. Chiến tranh phá huỷ nhiều nhà máy, đường sá, cầu cống, làng mạc của Pháp; nhiều ngành sản xuất công nghiệp bị đình trệ; thương mại giảm sút; nước Pháp trở thành con nợ lớn, nhất là của Mĩ, năm 1920 nợ 300 tỉ Phơ-răng. Chiến tranh tiêu huỷ hang triệu Phơ-răng đầu tư của Pháp ở nước ngoài, điển hình cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đã làm mất thị trường đầu tư lớn nhất của Pháp tại châu Âu. Các vấn đề lạm phát, tăng giá và đời sống khó khăn của các tầng lớp lao động đã làm trỗi dậy các phong trào đấu tranh chống chính phủ.
– Trong hoàn cảnh trên, để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế, chính phủ Pháp một mặt ra sức khôi phục kinh tế trong nước, một mặt tăng cường đầu tư, khai thác thuộc địa, trước hết và chủ yếu tại Đông Dương và châu Phi.
=> Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là để bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
Chọn: D
Câu 31.
Phương pháp: đánh giá, nhận xét.
Cách giải:
Việt Nam là thuộc địa của Pháp, cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, nhân công cho sự phát triển kinh tế của Pháp và là thị trường tiêu thụ hàng hóa của Pháp. Chính vì thế, Pháp muốn độc chiếm thị trường Việt Nam bằng cách đánh thuế cao vào hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là hàng hóa của Trung Quốc và Ấn Độ.
Chọn: D
Câu 32.
Phương pháp: sgk trang 81, suy luận.
Cách giải:
Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (8/1925) đã đánh dấu giai cấp công nhân bước đầu chuyển sang đấu tranh tự giác, vì mục tiêu chính trị. Điều này chứng tỏ, Cách mạng tháng Mười đã được thấm sâu hơn và bắt đầu biến thành hành động cụ thể của giai cấp công nhân Việt Nam.
Chọn: B
Câu 33.
Phương pháp: sgk trang 114, suy luận.
Cách giải:
Ngày 4-6-1945, theo chỉ thị của Hồ Chính Minh, khu giải phóng chính thức được thành lập, gọi là Khu giải phóng Việt Bắc. Đây là khoảng thời gian đang điễn ra cuộc khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945).
Chọn: D
Câu 34.
Phương pháp: sgk trang 76, 77, suy luận.
Cách giải:
Trong khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp đầu tư nhiều nhất vào các đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được thành lập.
Tư bản Pháp coi trọng việc khai mỏ, trước hết là mỏ than. Ngoài ra, còn các cơ sở khai thác kẽm, sắt đều được bổ sung thêm vốn, nhân công và đẩy mạnh tiến bộ khai thác.
=> Nông sản và khai mỏ là ngành kinh tế được Pháp đầu tư nhiều nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Chọn: A
Câu 35.
Phương pháp: đánh giá, nhận xét.
Cách giải:
Cuộc bãi công Ba Son (8-1925):
- Là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức và lãnh đạo, gắn liền với sự tổ chức và lãnh đạo của Công hội do Tôn Đức Thắng thành lập
- Cuộc đấu tranh không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà còn nhằm vào mục đích chính trị thể hiện tình đoàn kết vô sản quốc tế của công nhân Việt Nam.
=> Cuộc bãi công Ba Son vạch một mốc lớn trong phong trào công nhân Việt Nam - giai cấp công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng (chuyển từ tự phát sang tự giác).
Chọn: D
Câu 36.
Phương pháp: suy luận.
Cách giải:
Trong chiến tranh thế giới thứ hai:
- Nhật: là nước phát xít, vào Việt Nam từ tháng 9-1940.
- Pháp: là nước thực dân cũ, đã thống trị Việt Nam từ năm 1884.
=> Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 đã góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai đồng nghĩa với đánh đánh đổ nền thống trị của phát xít Nhật ở Việt Nam.
Chọn: B
Câu 37.
Phương pháp: sgk trang 81
Cách giải:
Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I. Lênin đăng trên báo Nhân đạo. Luận cương đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản.
Chọn: B
Câu 38.
Phương pháp: sgk trang 85.
Cách giải:
Hội Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam.
Chọn: D
Câu 39.
Phương pháp: sgk trang 81, suy luận.
Cách giải:
Sự phản bội của Quốc tế II đòi hỏi giai cấp công nhân thế giới phải thành lập tổ chức cách mạng của mình. Tháng 3-1919, tại Mátxcơva, Lênin và các tổ chức cách mạng của giai cấp công nhân các nước trên thế giới đã thành lập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản). Sự ra đời của tổ chức cách mạng này đã mang lại cho sự nghiệp cách mạng vô sản và giải phóng dân tộc trên thế giới sức mạnh với khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại”. Quốc tế Cộng sản cũng đã trở thành hậu thuẩn vững chắc cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đông Dương, một chi bộ của Quốc tế Cộng sản.
=> Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản tại Đại hội Tua (tháng 12/1920) vì Quốc tế cộng sản ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa, bênh vực quyền lợi của các nước thuộc địa.
Chọn: C
Câu 40.
Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.
Cách giải:
Từ năm 1911 – 1930, Nguyễn Ái Quốc có nhiều công lao đối với cách mạng Việt Nam:
1. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: con đường cách mạng vô sản.
2. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng.
3. Triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng.
4. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
=> Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Chọn: B
Nguồn: Sưu tầm
Unit 14. International Organizations
Đề thi giữa học kì 2
Unit 15. Women in Society
Câu hỏi tự luyện Sử 12
Tải 10 đề thi giữa kì 1 Hóa 12