PHẦN HAI: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
PHẦN HAI: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

Đề kiểm tra học kì 1 - Đề số 8

 

Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 

Câu 1. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc diễn ra trong bao nhiêu năm?

A. 12 năm.                  B. 13 năm.

C. 14 năm.                    D. 15 năm.

Câu 2. Trước thái độ của triều đình Mãn Thanh đối với đế quốc, nhân dân Trung Quốc có hành động gì?

A. Đầu hàng đế quốc.

B. Nổi dậy đấu tranh.

C. Thỏa hiệp với đế quốc.

D. Lợi dụng đế quốc chống phong kiến.

Câu 3. Tại sao Cách mạng Tháng hai là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?

A. Do tư sản lãnh đạo và 2 chính quyền song song tồn tại.

B. Do tư sản lãnh đạo và chính quyền tư sản được thành lập.

C. Do giai cấp vô sản lãnh đạo và 2 chính quyền song song tồn tại.

D. Do giai cấp vô sản lãnh đạo và chính quyền Xô viết thành lập.

Câu 4: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Sự hung hãn của Đức.

B. Thái tử Áo - Hung bị ám sát.

C. Mâu thuẫn Anh - Pháp.

D. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.

Câu 5: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa nước nào hung hãn nhất?

A. Mĩ.                         B. Anh

C. Đức                         D. Nhật

Câu 6. Phát xít Đức đầu hàng không điều kiện trong chiến tranh thế giới 1 là:

A. 2/4/1917.                B. 3/3/1918.

C. 2/11/1918                 D. 11/11/1918

Câu 7. Cách mạng tháng Hai đã thực hiện được những nhiệm vụ gì?

A. Lật đổ chế độ tư bản.

B. Lật đổ chính quyền Xô Viết.     

C. Lật đổ chế độ phong kiến.

D. Cả A và B.

Câu 8: Nước nào ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?

A. Mã lai.              B. Xiêm.

C. Bru nây.            D. Xin ga po

Câu 9: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Sự thù địch Anh - Pháp.

B. Sự hình thành phe liên minh

C. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.

D. Sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu

Câu 10: Phe Liên Minh gồm những nước nào?

A. Đức-Ý-Nhật.             B. Đức-Áo-Hung.

C. Đức-Nhật-Áo.            D. Đức-Nhật-Mĩ

Câu 11: Vì sao ở Nga, năm 1917, Cách mạng Tháng 2 thắng lợi nhưng vẫn tiếp tục nổ ra cuộc Cách mạng Tháng 10?

A. Vì 2 chính quyền tư sản và vô sản song song tồn tại.

B. Vì 2 chính quyền phong kiến và vô sản song song tồn tại.

C. Vì 2 chính quyền phong kiến và tư sản song song tồn tại.

D. Vì Vì 2 chính quyền phong kiến và tư sản song song tồn tại.

Câu 12: Lào trở thành thuộc địa của Pháp vào năm:

A. 1863                       B. 1883

C. 1884                       D. 1893

Câu 13: Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương có ý nghĩa nhự thế nào?

A. Tinh thần yêu nước.

B. Tinh thần đoàn kết của 3 nước.

C. Cả A và B đúng.

D. Cả A và B chưa đúng.

Câu 14: Lãnh tụ Tôn Trung Sơn theo khuynh hướng nào?

A. Trung lập.

B. Dân chủ tư sản.

C. Quân chủ lập hiến. 

D. Nền cộng hòa

Câu 15. Với điều ước nào Trung Quốc thực sự trở thành nước nữa thuộc địa nữa phong kiến?

A. Tân Sửu.                B. Nam Kinh.

C. Bắc Kinh.               D. Nhâm Ngọ

Câu 16: Những cải cách của ra-ma V có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Xiêm?

A. Không bị biến thành thuộc địa của phương Tây

B. Giữ được độc lập

C. Phát triển thành cường quốc

D. Cả A và B

Câu 17. Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Chiến tranh nhân dân chính nghĩa.

B. Chiến tranh giải phóng dân tộc

C. Chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.

D. Chiến tranh đế quốc chính nghĩa

Câu 18. Trong quá trình chiến tranh thế giới 1 sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới?

A. Thất bại thuộc về phe liên minh.

B. Chiến thắng Véc_đoong

C. Mĩ tham chiến.

D. Cách mạng tháng 10 Nga

Câu 19. Địa bàn bùng nổ phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc?

A. Sơn Tây.              B. Sơn Đông.

C. Trực Lệ.              D. Bắc Kinh

Câu 20: Kết quả chiến tranh thế giới 1 nằm ngoài dự tính của các nước đế quốc?

A. 10 triệu người chết.

B. Sự thất bại của phe liên minh

C. Thành công của cách mạng tháng 10 Nga 

D. Phong trào yêu nước phát triển

II.  PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Trình bày kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất? Tại sao nói đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa?

Câu 2. Cách mạng Tháng 10 Nga đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt nam như thế nào? 

Lời giải chi tiết

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

C

B

C

D

C

B

C

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

D

C

B

A

D

C

D

B

C

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 14.

Cách giải:

Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc kéo dài suốt 14 năm (từ 1851 đến 1864).

Chọn: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 13.

Cách giải:

Từ sự xâm lược của các nước đế quốc và thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh, từ giữa thế kỉ XIX nhân dân Trung Quốc liên tục nổi dậy đấu tranh chống thực dân, phong kiến.

Chọn: B

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 50, suy luận.

Cách giải:

Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới Đó là. cách mạng làm nhiệm vụ cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Chọn: C

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 33.

Cách giải:

Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo – Hung bị môt người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a. Giới quân phiệt Đức, Áo chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh.

=> Sự kiện thái tử Áo – Hung bị ám sát là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Chọn: B

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 32.

Cách giải:

Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, Đức là nước hung hãn nhất, vì Đức có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa.

Chọn: C

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 35.

Cách giải:

Ngày 11-11-1918, Đức phải kí hiệp định đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đức, Áo – Hung. 

Chọn: D

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 50.

Cách giải:

Cách mạng tháng Hai (1917) đã đạt được kết quả cao nhất là lật đổ chế độ Nga hoàng Nicôlai II, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga.

Chọn: C

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 18.

Cách giải:

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây mở rộng và từng bước hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm).

Chọn: B

Chú ý:

Xiêm vẫn giữ được độc lập do thực hiện cải cách đất nước và có chính sách ngoại giao mềm dẻo, đặc biệt dưới thời vua Rama V.

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 31, suy luận.

Cách giải:

Bên cạnh các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc đìa rộng lớn là các nước đế quốc “trẻ” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa

=> Mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa là không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt.

=> Giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm giành giật thị trường, thuộc địa. Nhật và Mĩ cùng ráo riết hoạch định chiến lược bành trướng của mình.

=> Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất

Chọn: C

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 32.

Cách giải:

Năm 1882, Đức cùng Áo – Hung và I-ta-li-a thành lập Liên minh tay ba, được gọi là phe Liên minh. Sau này, I-ta-li-a rời khỏi Liên minh (1915) chống lại Đức.

Chọn: B

Câu 11.

Phương pháp: sgk trang 50, suy luận.

Cách giải:

Cách mạng tháng Hai đã đưa đến sự thành lập hai chính quyền song song tồn tại, hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể tồn tại lâu dài

=> Tháng 4-1917, Lê – nin có bản báo cáo quan trọng trước Trung ương Đảng Bônsêvich (Luận cương tháng Tư) chi ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (Cách mạng tháng Mười)

Chọn: A

Chú ý:

Sau cách mạng tháng Hai, chế độ phong kiến đã sụp đổ nên không cần có một cuộc cách mạng nữa để lật đổ chế độ phong kiến nữa => Loại đáp án: B, C, D.

Câu 12.

Phương pháp: sgk trang 23.

Cách giải:

Sau khi tiến hành đàm phán với Xiêm, Pháp đạt được Hiệp ước 1893, theo đó Chính phủ Xiêm thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Lào => Lào thực sự biến thành thuộc địa của Pháp từ năm 1893

Chọn: D

Câu 13.

Phương pháp: sgk trang 24.

Cách giải:

Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX mặc dù thất bại nhưng đã thể hiện tinh thần yêu nước và tình đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp.

Chọn: C

Câu 14.

Phương pháp: sgk trang 15.

Cách giải:

Ra đời vào cuối thế kỉ XIX, dựa vào cuộc đấu tranh bền bỉ của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đầu thành lập các tổ chức chính trị của mình. Tồn Trung Sơn là đại diện ưu tú và là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.

Chọn: B

Câu 15.

Phương pháp: sgk trang 14.

Cách giải:

Với điều ước Tân Sửu, Trung Quốc đã thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Biểu hiện cụ thể là: triều đình Mãn Thanh vẫn tồn tại và trên danh dự vẫn đứng đầu đất nước nhưng thực chất quyền lực trong tay các nước đế quốc.  

Chọn: A

Câu 16.

Phương pháp: sgk trang 25, suy luận.

Cách giải:

Những cải cách của vua Ra-ma V, đặc biệt là chính sách ngoại giao mềm dẻo, Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực, mà vẫn giữ được độc lập, mặc dù chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.

Chọn: D

Câu 17.

Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

- Chiến tranh 1914 là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. Mỗi nước tham gia chiến tranh, bất cứ ở phe nào, đều có mục đích trục lợi, khuếch trương thế lực, chiếm thêm thuộc địa, cướp giật thuộc địa của phe kia. Chiến tranh đó tiến hành giữa hai khối đế quốc để chia lại thế giới. Trong cuộc chiến tranh đó, sự xung đột giữa hai đế quốc Anh và Đức có tác dụng chính quyết định. 

- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu, thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu, nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai nước tham chiến. 

Chọn: C

Câu 18.

Phương pháp: sgk trang 35, suy luận.

Cách giải:

Tháng 1-1917, dưới sự lãnh đạo của Lê nin và Đảng Bôn-sê-vich, nhân dân Nga đứng lên làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa – được gọi là Cách mạng tháng Mười (theo lịch Nga). Nhà nước Xô viết ra đời, thông qua Sắc lệnh hòa bình, kêu gọi chính phủ các nước tham chiến chấm dứt chiến tranh.

=> Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và nhà nước Xô viết được thành lập đã đánh dấu bước chuyển lớn ở cục diện chính trị thế giới, sau đó Nga rút khỏi cuộc chiến. Lần đầu tiên một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa (Cách mạng vô sản) được thực hiện thắng lợi. Lần đầu tiên nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời ở đế quốc Nga. Nga rời khỏi chiến tranh đế quốc bằng việc kí Hòa ước Bret Litốp đã làm cho cục diện chiến tranh thế giới thứ nhất có nhiều thay đổi.

Chọn: D

Câu 19.

Phương pháp: sgk trang 14.

Cách giải:

Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ ở Sơn Đông.

Chọn: B

Câu 20.

Phương pháp: sgk trang 36, suy luận.

Cách giải:

Trong quá trình, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô Viết đánh dấu bước chuyển của cục diện chính trị thế giới. Từ đây, chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới.

=> Cách mạng tháng Mười Nga thành công là kết quả nằm ngoài dự tính của các nước đế quốc trong chiến tranh thế giới thứ nhất.

Chọn: C

II. TỰ LUẬN:

Câu 1:

Phương pháp: Phân tích, lí giải.

Cách giải:

a) Kết cục của chiến tranh Thế giới:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên những tổn thất to lớn về người và của: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, nhà cửa, nhiều công trình văn hóa bị phá hủy trong chiến tranh… chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.

 - Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ, bản đồ thế giới bị chia lại, Đức mất hết toàn bộ thuộc địa, Anh, Pháp, Mĩ được thêm nhiều thuộc địa.

 - Tuy nhiên vào giai đọa cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh, đặc biệt là sự bùng nổ và giành thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

b) Đế quốc phi nghĩa vì:

- Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, phản động, chỉ vì quyền lợi của mình mà giai cấp tư sản đã đẩy nhân dân các nước vào cuộc chiến tranh tàn khốc đau thương. Sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh về người & của làm tổn hại to lớn cho nhân loại cả về vật chất lẫn tinh thần. 
- Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì chỉ đem lại nguồn lợi cho giai cấp tư sản cầm quyền. Đứng về cả hai khối đế quốc thì các bên tham chiến đều là phi nghĩa, tổn phí & hậu quả của nó đè nặng lên đời sống của người dân lao động & nhân dân các nước thuộc địa.
- Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì cuộc chiến tranh này do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới nhưng nhân dân lao động lại là người phải gánh chịu mọi hy sinh mất mát về người và của. Chiến tranh đã gây biết bao đau thương tang tóc cho nhân loại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của mỗi quốc gia & ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình thế giới sau chiến tranh.

Câu 2:

Phương pháp: Liên hệ.

Cách giải:

Cách mạng Tháng 10 Nga đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt nam:

- Cách mạng tháng Mười Nga đã tác động mạnh đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Tháng 6/1925 "Hội Việt Nam cách mạng thanh niên" do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp thành lập nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin, đào tạo cán bộ cách mạng

- Từ kinh nghiệm thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 6/1/1930) lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: Cách mạng tháng Tám (1945), chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) và chiến thắng mùa xuân (1975).

Nguồn: Sưu tầm

 

 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved