Đề bài
I. Trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1: Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động như thế nào xung quanh hạt nhân?
A. Chuyển động rất không nhanh và không theo những quỹ đạo xác định.
B. Chuyển động rất chậm và không theo những quỹ đạo xác định.
C. Chuyển động rất nhanh không theo những quỹ đạo xác định.
D. Chuyển động rất nhanh theo những quỹ đạo xác định.
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
(a) Các electron ở lớp L có mức năng lượng gần bằng nhau
(b) Các electron ở lớp M (n=3) liên kết chặt chẽ với hạt nhân hơn các electron ở lớp K (n=1)
(c) Các electron ở lớp L có mức năng lượng cao hơn các electron ở lớp K
(d) Các electron ở lớp K có mức năng lượng bằng nhau
(e) Các electron ở phân lớp 3s có mức năng lượng thấp hơn các electron ở phân lớp 2p
Số phát biểu đúng là
A. 5 . B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 3: Cho 4,6 gam kim loại X (thuộc nhóm IA) tác dụng hết với 95,6 ml nước (d = 1g/ml), thu được 2,24 lit khí H2 (đktc). Kim loại X là :
A. K B. Li C. Na D. Rb
Câu 4: Cấu hình electron của nguyên tử có số hiệu Z = 17 là
A. 1s22s22p63s23p44s1. B. 1s22s22p63s23p5.
C. 1s22s22p63s23d5. D. 1s22s22p63s23p34s2.
Câu 5: Nguyên tử của một nguyên tố R có lớp ngoài cùng là lớp M trên lớp M chứa 2 electron. Cấu hình electron của R và tính chất của R là
A. 1s22s22p63s23p2, phi kim. B. 1s22s22p63s2, phi kim.
C. 1s22s22p63s2, kim loại. D. 1s22s22p63s23p6, khí hiếm.
Câu 6: Trong tự nhiên magie có 3 đồng vị bền 24Mg chiếm 78,99%, 25Mg chiếm 10,00% và 26Mg. Nguyên tử khối trung bình của Mg là
A. 24,89. B. 24,00. C. 24,32. D. 24,11.
Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tố X có số khối là
A. 28. B. 26. C. 27. D. 23.
Câu 8: Cho kí hiệu nguyên tử \({}_{15}^{31}P\), phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử P là 30.
B. Điện tích hạt nhân của nguyên tử P là 15+.
C. Hạt nhân nguyên tử P có 15 proton và 16 neutron.
D. Lớp vỏ của nguyên tử P có 16 electron.
Câu 9: Cho hai nguyên tử của nguyên tố X và Y có số hiệu nguyên tử lần lượt là 12 và 28. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. X và Y có cùng số electron ở lớp ngoài cùng.
B. X và Y cùng là các kim loại.
C. X và Y đều là các nguyên tố s.
D. Y có nhiều hơn X một lớp electron.
Câu 10: Trong số các kí hiệu sau đây của obitan, kí hiệu nào sau đây viết không đúng?
A. 2p
B. 3d
C. 4f
D. 2d
II. Tự luận ( 5 điểm)
Câu 1 (3 điểm) Tổng số các hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố X là 28. Biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt proton là 1.
a) Xác định số proron, neutron, electron của X
b) Viết kí hiệu hóa học của X
c) Biểu diễn cấu hình theo orbital nguyên tử X
d) Viết cấu hình electron của ion mà X có thể tạo thành
Câu 2 (2 điểm) Một loại khí clo có chứa 2 đồng vị \({}_{17}^{35}Cl;{}_{17}^{37}Cl\) Cho Cl2 tác dụng với H2 rồi lấy sản phẩm hoà tan vào nước thu được dung dịch X. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau :
- Phần thứ nhất cho tác dụng vừa đủ với 125 ml dung dịch Ba(OH)2 0,88M.
- Phần thứ hai cho tác dụng với AgNO3 vừa đủ ta thu được 31,57 gam kết tủa.
Thành phần % số nguyên tử của mỗi đồng vị là bao nhiêu ?
-------- Hết --------
Đáp án
ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT
I. Trắc nghiệm
Câu 1:
Trong nguyên tử, electron chuyênr động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định nào.
-> Đáp án C
Câu 2:
(a) đúng
(b) sai vì càng gần hạt nhân lực hút càng lớn
(c) đúng
(d) đúng vì các electron trên cùng một lớp có năng lượng bằng nhau
(e) sai vì các orbital có năng lượng từ thấp đến cao: 1s 2s 3p 3s 3p 4s 3d…
-> Đáp án B
Câu 3:
\({n_{{H_2}}} = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1\)(mol)
PTHH: 2X + 2HCl → 2XCl + H2
-> \({n_X} = 2{n_{{H_2}}} = 0,2\)(mol)
-> \(\frac{{4,6}}{{{M_X}}} = 0,2\)
-> MX = 23
-> X là Na (Sodium)
-> Đáp án C
Câu 4:
Phương pháp giải:
Bước 1: Xác định số electron
Bước 2: Viết thứ tự các lớp và phân lớp electron theo chiều tăng dần của năng lượng:
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p
Bước 3: Điền các electron vào các phân lớp theo nguyên lí vững bền cho đến electron cuối cùng
Lời giải chi tiết
Z = 17 -> E = 17
-> Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p5
-> Đáp án B
Câu 5:
Phương pháp giải:
Viết cấu hình electron
Xác định số electron ở lớp ngoài cùng
+ Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng là các nguyên tử của nguyên tố kim loại
+ Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng thường là nguyên tử của các nguyên tố phi kim
+ Các nguyên tử có 4 electron ở lớp ngoài cùng có thể là nguyên tử của nguyên tố kim loại hoặc phi kim
+ Nguyên tử có 8 electron ở lớp ngoài cùng là nguyên tử của nguyên tố khí hiếm
Lời giải chi tiết:
R có lớp ngoài cùng là lớp M trên lớp M chứa 2 electron
Lớp M (n=3)
-> Cấu hình electron: 1s22s22p63s2
-> R có 2 electron lớp ngoài cùng
-> R là kim loại
-> Đáp án C
Câu 6:
Phương pháp giải:
Áp dụng CT tính nguyên tử khối trung bình
\(\overline {{A_X}} = \frac{{{a_1}{A_1} + {a_2}{A_2} + ... + {a_i}{A_i}}}{{100}}\)
\(\overline {{A_X}} \)là nguyên tử khối trung bình của X
Ai là nguyên tử khối đồng vị thứ i
ai là tỉ lệ % số nguyên tử đồng vị thứ i
Lời giải chi tiết:
% đồng vị 26Mg = 100 - 78,99% - 10,00% = 11,01%
Áp dụng CT tính nguyên tử khối trung bình
\(\overline {{A_{Mg}}} = \frac{{78,99.24 + 10,00.25 + 11,01.26}}{{100}} = 24,32\)
-> Đáp án C
Câu 7:
a) Gọi P, N, E lần lượt là số proton, neutron và electron của X cần tìm
Tổng số hạt trong nguyên tử nguyên tố X là 40
→ P + N + E = 40 (1)
số nơtron nhiều hơn số proton là 12
→ P + E – N = 12 (2)
Mà P = E (3)
Từ (1), (2) và (3), giải hệ phương trình => P = E = 13 và N = 14
X có số khối A = 13 + 14 = 27
-> Đáp án C
Câu 8 :
A. Đúng vì tổng số hạt mang điện = E + P = 15.2 = 30
B đúng
C đúng vì N = A – P =31 – 15 = 16
D sai vì số E = P = 15
Câu 9:
Phương pháp giải:
- Viết cấu hình electron của X và Y
Lời giải chi tiết:
X (Z = 12): 1s22s22p63s2
-> 3 lớp electron, 2 electron lớp ngoài cùng
-> electron cuối cùng điền vào phân lớp s -> nguyên tố s
-> kim loại
Y (Z = 28): 1s22s22p63s23p63d84s2
-> 4 lớp electron
-> electron cuối cùng điền vào phân lớp d -> nguyên tố d
-> kim loại
=> đáp án C
Câu 10:
Đáp án D
II. Tự luận:
Câu 1:
a) Gọi P, N, E lần lượt là số proton, neutron và electron của X cần tìm
Tổng số hạt trong nguyên tử nguyên tố X là 28
→ P + N + E = 28 (1)
số nơtron nhiều hơn số proton là 12
→N - P = 1 (2)
Mà P = E (3)
Từ (1), (2) và (3), giải hệ phương trình => P = E = 9 và N = 10
b) X có số khối A = 13 + 14 = 27
-> Kí hiệu hóa học: \({}_9^{19}X\)
c) Biểu diễn cấu hình theo orbital nguyên tử
Cấu hình electron: 1s22s22p5
d) Cấu hình ion mà X có thể tạo thành: 1s22s22p6
Câu 2:
Gọi % nguyên tử đồng vị \({}_{17}^{35}Cl\)là x
-> % nguyên tử đồng vị \({}_{17}^{37}Cl\)là 100 -x
PTHH: H2 + Cl2 → 2HCl
Thí nghiệm 1:
\({n_{Ba{{(OH)}_2}}} = 0,88.0,125 = 0,11\)mol
2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O (2)
-> \({n_{HCl}} = 2.{n_{Ba{{(OH)}_2}}} = 2.0,11 = 0,22\)(mol)
Thí nghiệm 2:
HCl + AgNO3 →→ AgCl + HNO3(3)
0,22 → 0,22
-> \({M_{AgCl}} = \frac{{{m_{AgCl}}}}{{{n_{AgCl}}}} = \frac{{31,57}}{{0,22}} = 134,5\)
-> \(108{\rm{ }} + \overline {{M_{Cl}}} = {\rm{ }}134,5\)
-> \(\overline {{M_{Cl}}} \)= 35,5
Áp dụng CT tính nguyên tử khối trung bình:
\(\overline {{M_{Cl}}} = \frac{{35.x + 37(100 - x)}}{{100}} = 35,5\)
-> x = 75%
-> % nguyên tử đồng vị \({}_{17}^{35}Cl\)là 75%
% nguyên tử đồng vị \({}_{17}^{37}Cl\)là 25%
Chương 8: Địa lí dân cư
Unit 3. Going Places
Chương 2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 10
Đề thi học kì 2
Chuyên đề học tập Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 10
Chuyên đề học tập Hóa - Kết nối tri thức Lớp 10
SBT Hóa 10 - Cánh diều Lớp 10
SBT Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Hóa - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Hóa - Cánh diều Lớp 10
SGK Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Hóa - Kết nối tri thức Lớp 10
Chuyên đề học tập Hóa - Cánh diều Lớp 10