I. Đa dạng động vật
- Động vật rất đa dạng và phong phú về
+ Số lượng loài: hơn 1,5 triệu loài đã được xác định và mô tả.
+ Môi trường sống: dưới nước, trên cạn, trong đất, trong cơ thể sinh vật khác,…
- Đặc điểm chung của động vật:
+ Sinh vật đa bào nhân thực.
+ Dị dưỡng.
+ Tế bào không có thành tế bào.
+ Hầu hết có khả năng di chuyển.
II. Các nhóm động vật
95% các loài động vật đã biết được xếp vào nhóm động vật không xương sống, còn lại là động vật có xương sống.
1. Động vật không xương sống
Ngành | Đặc điểm | Đại diện |
Ruột khoang | - Cơ thể đối xứng tỏa tròn, khoang cơ thể thông với bên ngoài qua lỗ miệng, quanh miệng có các tua cuốn để bắt mồi | Thủy tức, sứa, hải quỳ,… |
Giun dẹp | Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên, sống tự do trong môi trường nước hoặc kí sinh trong cơ thể người và động vật | Sán lá gan, sán dây,… |
Giun tròn | Cơ thể hình trụ, phần lớn kích thước nhỏ, thường sống trong nước, đất hoặc kí sinh | Giun kim, giun đũa,… |
Giun đốt | Cơ thể phân đốt, sống ở môi trường ẩm ướt | Giun đất, rươi, … |
Thân mềm | Cơ thể rất mềm, có thể được bao bọc bởi vỏ cứng bên ngoài, chủ yếu sống dưới nước | Ốc, mực, bạch tuộc,… |
Chân khớp | Phần phụ (chân) phân đốt, nối với nhau bằng các khớp động, sống ở nhiều môi trường | Tôm, rết, nhện, chuồn chuồn,… |
2. Động vật có xương sống
Lớp | Đặc điểm | Đại diện |
Các lớp cá | Sống ở nước, hô hấp bằng mang, di chuyển bằn vây, phổ biến thân hình thoi, dẹp hai bên. - Lớp cá sụn: sống ở nước mặn, nước lợ, có bộ xương sụn - Lớp cá xương: sống ở nước mặn, ngọt, lợ, có bộ xương bằng chất xương | - Cá sụn: Cá nhám, cá đuối,… - Cá xương: Cá mè, cá chép,… |
Lưỡng cư | - Động vật có xương sống ở cạn đầu tiên, thường sống ở nơi ẩm ướt - Giai đoạn ấu trùng phát triển trong nước và hô hấp bằng mang. Con trưởng thành sống ở cạn, hô hấp bằng da và phổi. | Có nhà, ếch đồng, ếch giun, cá cóc tam đảo,… |
Bò sát | Thích nghi với đời sống ở cạn: Hô hấp bằng phổi, cơ thể có vảy sừng che phủ. | Rùa, thằn lằn, cá sấu, rắn,… |
Chim | Có lông vũ bao phủ cơ thể, chi trước biến đổi thành cánh, hô hấp bằng phổi với hệ thống túi khí phát triển thích nghi bay lượn. | Chim bồ câu, chim cánh cụt, vịt trời, đà điểu,… |
Thú | - Tổ chức cao nhất trong các lớp động vật có xương sống, cơ thể phủ lông mao, hô hấp bằng phổi. - Hầu hết đẻ con và nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến vú. | Thỏ, bò, voi, lợn,… |
III. Vai trò của động vật
1. Vai trò đối với tự nhiên
- Là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn trong tự nhiên, góp phần duy trì trạng thái cân bằng về mặt số lượng các loài trong hệ sinh thái.
- Cải tạo đất.
- Giúp thụ phấn cho cây và phát tán hạt cây.
2. Vai trò đối với con người
- Cung cấp thức ăn cho con người: bò, lợn, gà,…
- Cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống: cừu, ong,…
- Sử dụng làm đồ mĩ nghệ, trang sức: ốc, trai,…
- Phục vụ nhu cầu giải trí, an ninh: chó, mèo,...
- Tiêu diệt các sinh vật gây hại: ong mắt đỏ tiêu diệt sâu, mèo diệt chuột,…
- Đối tượng nghiên cứu phục vụ học tập, nghiên cứu, thử nghiệm thuốc chữa bệnh,…
IV. Tác hại của động vật
- Gây bệnh trong cơ thể người và động vật: Giun, sán kí sinh,…
- Vật trung gian truyền bệnh: Muỗi Anophen truyền bệnh sốt rét, chuột truyền bệnh dịch hạch,...
- Gây hại cho cây trồng và vật nuôi: ốc sên, sâu, chấy, ruồi,…
Unit 2. Days
Chủ đề 8: KHÚC CA TÌNH BẠN
Chủ đề 1. KHÁM PHÁ LỨA TUỔI VÀ MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP MỚI
Unit 6. Sports
Tạm biệt lớp 6
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6