Quê hương luôn là một cảm hứng sâu sắc cuốn hút hấp dẫn những nhà thơ Việt Nam. Đồng thời nó cũng là nơi để cho họ bày tỏ những cảm xúc yêu quê hương của mình. Nếu như chúng ta đã biết đến những vần thơ quê hương của Giang Nam "Quê hương là con diều biết/ Tuổi thơ con thả trên đồng" thì chúng ta cũng biết đến bài thơ quê hương của Tế hanh. Quê hương Tế Hanh là một vùng biển, qua việc miêu tả giới thiệu miền quê ấy Tế Hanh thể hiện lòng yêu thương trân trọng nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Bài thơ mở đầu bằng một lời giới thiệu tuy giản dị nhưng chỉ có được ở những người hiểu rõ giá trị của nghề nghiệp làng mình:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới.
“Vốn” là đã có từ lâu, đã làm nghề chài lưới lừ lâu. Không yêu quê hương, không ngẩng cao đầu kiêu hãnh về quê hương thì không dám nói dứt khoát đến giản dị như thế về quê hương. Từ câu mở đầu ấy, mạch thơ mở rộng dần. Làm nghề chài lưới nên làng mới bị “nước bao vây”, mới có cảnh đi đánh cá. Đoàn thuyền đánh cá được tác giả tả lại trong sáu câu thơ liền một mạch với những hình ảnh rất thực nhưng cũng rất lãng mạn
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la than tuấn mã
Con thuyền được ví như con tuấn mã. Cánh buồm so sánh với mảnh hồn làng, cách so sánh mới mẻ và hay. Với làng chài lưới, với những con thuyền ra khơi, tấm buồm có ý nghĩa lớn lao, tượng trưng cho sức đi xa, tượng trưng cho cuộc sống lao động của dân làng. Nhìn cánh buồm nghĩ đến mảnh hồn làng, liên lưởng đó thật tự nhiên. Hình ảnh tiếp sau cố tính tạo hình rõ rệt: “Rướn” là vươn lên cao với tất cả sức mạnh của mình. Cánh buồm nhìn từ xa như đang cố gắng vươn lên, “rướn thân trắng” để thu góp gió của biển khơi đưa con thuyền ra xa. Cách nhìn ấy là của một hoạ sĩ tài ba. Nó tạo thêm cho hình ảnh cánh buồm chất hùng tráng và lãng mạn.
Bài thơ tràn đầy những chi tiết thực của đời sống làng chài tiếng “ồn ào trên bến đỗ”, cảnh người đông đúc “tâp nập đón ghe về”, cảnh “cá đầy ghe”, với “thân bạc trắng”. Nó vẽ lên khung cảnh lao động khẩn trương và yêu đời của những người dân chài. Trên nền chung ấy, nổi bật hình ảnh khoẻ mạnh toát ra sức sống mạnh mẽ của người lao động vùng biển:
Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Cách tạo dựng hình ảnh bằng cảm xúc bắt nguồn từ thính giác, khứu giác ấy còn đem đến cho bài thơ nhiều hình ảnh mới lạ khác về cuộc sống làng chài:
Chiếc thuyền im bến mồi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thở vỏ.
Cho nên đi xa, nhớ về quê hương, nhà thơ có nhắc đến màu nước xanh, con cá hạc, chiếc buồm, con thuyền rẽ sóng, nhưng chi tiết sâu đậm nhất lại là:
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Xem thêm:
Soạn bài Quê hương siêu ngắn
Soạn bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận siêu ngắn
Cái mùi nồng mặn ấy theo Tế Hanh suối cả cuộc đời, nhắc nhở ông mãi mãi nhớ về quê hương dù ở đâu, làm gì.
Chủ đề 9. Hiểu bản thân - Chọn đúng nghề
Unit 12: Which Is the Biggest Planet?
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
Chủ đề 7. Em với thiên nhiên và môi trường
Unit 7. Ethnic groups in Việt Nam
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8