Đề bài
Em hãy tả vẻ đẹp của cây hoa đào đang trổ bông vào những ngày sắp Tết.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dàn bài chung cho bài văn tả cây cối
A. Mở bài
Giới thiệu cây (hoặc tả bao quát về cây): Có thể mở bài bằng một trong hai cách sau đây:
- Giới thiệu ngay cây cần tả (mở bài trực tiếp)
- Nói về những đề tài có liên quan để từ đó dẫn vào miêu tả cây cây cần tả (mở bài gián tiếp)
B. Thân bài
Tả từng bộ phận của cây hay tả sự thay đổi của cây qua từng thời kì phát triển
a. Tả bao quát
tầm cao, tán lá, hình dáng, đặc điểm nổi bật của cây khi mới nhìn hoặc nhìn từ xa.
b. Tả chi tiết (từng bộ phận của cây hoặc tả sự thay đổi của cây qua từng thời kì phát triển)
- Tả lần lượt từng bộ phận của cây (từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên)
+ Rễ cây có đặc điểm gì?
+ Gốc cây to hay nhỏ?
+ Chiều cao của thân cây? Vỏ cây như thế nào?
+ Lá: Hình dáng? Màu sắc? Tán lá có mấy tầng? Lá dày hay thưa?
+ Hoa: Màu sắc? Những nét đặc biệt về hình dáng hoa?
+ Quả (nếu có): Những nét đặc biệt về hình dáng, màu sắc của quả hoặc chùm quả?
- Hoặc có thể lựa chọn tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây (Ra lá – Trưởng thành – Đâm hoa – Đậu quả)
- Tả cảnh vật hoặc các yếu tố liên quan đến đời sống của cây như gió, sương, chim chóc, sinh hoạt của con người,...
C. Kết bài
Có thể kết lại bài theo một số cách như sau:
a. Nêu cảm nghĩ về cây (Kết bài không mở rộng)
b. Sau khi kết thúc việc miêu tả, em có thể bình luận thêm về lợi ích của cây, tình cảm hoặc ấn tượng đặc biệt của người viết đối với cây (kết bài mở rộng)
Lời giải chi tiết
Còn gì thú hơn trong những ngày giáp Tết, ở đất Bắc, lại được lên Nhật Tân thăm vườn hoa đào nổi tiếng.
Những ngày này, trời lành lạnh và tạnh ráo. Con đường rải nhựa chạy dài giữa những vườn đào ngun ngút. Tôi đứng lại trước một cây đào khiêm tốn cuối hàng. Cây này chỉ cao hơn đầu tôi, nhưng cành nhánh uốn lượn thật đẹp mắt. Gốc cây lớn hơn nắm tay, nhưng càng nhỏ dần khi lên cao. Thân cây màu nâu xám và bóng, nhiều chỗ nhựa trào ra quánh đặc như keo. Lên cao độ hai gang tay, thân đào toả nhánh. Một nhánh lớn toả ra thành nhiều cành. Người trồng đảo đã dùng bàn tay khéo léo can thiệp vào để tạo dáng cho cây, cành nhánh sẽ uốn lượn theo ý mình muốn.
Họ lại dùng dao tiện quanh thân đào để hoa được nở đều đúng vào dịp Tết. Hàng năm, ngay từ tháng sáu, họ đã chú ý chăm ngắt ngọn cho cây nảy cành. Sau đó, thấy ngọn cao, họ lại ngắt nữa. Công việc “bấm sửa” này phải đúng lúc. Trước Tết một tháng, đào đã được tước hết lá. Để đến những ngày này, trên cành nhánh, từng nụ hồng chi chít và rải rác vài đoá hoa năm cánh mảnh mai hé cười với gió sớm, hẹn chỉ nay mai thôi sẽ nhuộm đỏ cả một góc trời xuân.
Nếu miền Nam có hoa mai vàng thì đất Bắc có hoa đào đỏ thắm. Cả hai loài hoa đều đem lại niềm vui, hạnh phúc cho cả mọi nhà trong những ngày xuân mới.
Theo những bài văn hay lớp 4
Chủ đề 3. Đồng bằng Bắc Bộ
CHỦ ĐỀ 2 : EM TẬP VẼ
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 4
Unit 1: They're firefighters!
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 4
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4