Câu 1
1. Có các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu nào ?
A. Tài nguyên tái sinh.
B. Tài nguyên không tái sinh.
C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. Cả A, B và C.
Phương pháp giải:
Xem lý thuyết các dạng tài nguyên chủ yếu
Lời giải chi tiết:
Có các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu:
- Tài nguyên tái sinh.
- Tài nguyên không tái sinh.
- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
Chọn D
Câu 2
2. Tài nguyên đất, nước và tài nguyên sinh vật thuộc dạng tài nguyên nào ?
A. Tài nguyên tái sinh.
B. Tài nguyên không tái sinh.
C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. Không thuộc loại nào nêu trên.
Phương pháp giải:
Xem lý thuyết các dạng tài nguyên chủ yếu
Lời giải chi tiết:
Tài nguyên đất, nước và tài nguyên sinh vật thuộc dạng tài nguyên tái sinh.
Chọn A
Câu 3
3. Khí đốt thiên nhiên, than đá, dầu mỏ thuộc dạng tài nguyên nào ?
A. Tài nguyên tái sinh.
B. Tài nguyên không tái sinh.
C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. Cả A, B và C.
Phương pháp giải:
Xem lý thuyết các dạng tài nguyên chủ yếu
Lời giải chi tiết:
Khí đốt thiên nhiên, than đá, dầu mỏ thuộc dạng tài nguyên không tái sinh.
Chọn B
Câu 4
4. Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều thuộc dạng tài nguyên nào ?
A. Tài nguyên tái sinh.
B. Tài nguyên không tái sinh.
C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. Cả A và B.
Phương pháp giải:
Xem lý thuyết các dạng tài nguyên chủ yếu
Lời giải chi tiết:
Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều thuộc dạng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
Chọn C
Câu 5
5. Để bảo vệ đất, cần
A. chống xói mòn đất, chống khô hạn và sa mạc hoá, chống ngập úng và ngập mặn...
B. sử dụng đất đúng mục đích, hạn chế ô nhiễm môi trường đất và nâng cao độ màu mỡ của đất trồng trọt.
C. bảo vệ và khai thác rừng hợp lí, phủ xanh đất trống, đồi trọc... là những việc làm có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ đất.
D. Cả A, B và C.
Phương pháp giải:
Xem lý thuyết sử dụng hợp lý thài nguyên
Lời giải chi tiết:
Để bảo vệ đất, cần:
- chống xói mòn đất, chống khô hạn và sa mạc hoá, chống ngập úng và ngập mặn...
- sử dụng đất đúng mục đích, hạn chế ô nhiễm môi trường đất và nâng cao độ màu mỡ của đất trồng trọt.
- bảo vệ và khai thác rừng hợp lí, phủ xanh đất trống, đồi trọc... là những việc làm có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ đất.
Chọn D
CHƯƠNG II. ĐIỆN TỪ HỌC
Đề thi vào 10 môn Văn Bình Dương
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Toán lớp 9
Unit 1: A Visit From A Pen Pal - Cuộc thăm của bạn tâm thư
Tải 40 đề thi học kì 1 Văn 9