Đề bài
Trong xây dựng kinh tế - xã hội, Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Tổng hợp.
Phân tích.
Lời giải chi tiết
a) Thuận lợi
- Vị trí địa lí:
+ Phía đông giáp DHNTB - cửa ngõ ra biển, phía nam giáp ĐNB - vùng kinh tế năng động của cả nước.
+ Phía tây giáp hạ Lào và Đông Bắc Campuchia với vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng.
- Tự nhiên:
+ Địa hình và đất: Cao nguyên xếp tầng rộng lớn, khá bằng phẳng với đất badan màu mỡ => hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
+ Khí hậu:
Tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm => phát triển các loại cây công nghiệp.
Trên các cao nguyên mát mẻ và phong cảnh thiên nhiên đẹp => du lịch sinh thái.
+ Sông ngòi: khu vực thượng nguồn của nhiều hệ thống sông nên có tiềm năng thủy điện lớn.
+ Rừng: gần 3 triệu ha giúp phát triển lâm nghiệp.
+ Khoáng sản: Bô xít có trữ lượng lớn (3 tỉ tấn) giúp phát triển công nghiệp.
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong canh tác cây công nghiệp lâu năm.
+ Các tuyến giao thông Đông – Tây nối liền vùng với vùng duyên hải phía Đông, với ĐNB, là cửa ngõ ra biển của vùng.
+ Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc ít người; chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng và thủy điện.
+ Vùng đã và đang thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.
+ Có các di sản về văn hóa, lễ hội độc đáo thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
b) Khó khăn:
- Mùa khô kéo dài 4 – 5 tháng, thiếu nước trầm trọng, mùa khô rừng dễ bị cháy. Vào mùa mưa đất ba dan vụn bở dễ bị xói mòn, rửa trôi.
- Việc chặt phá rừng bừa bãi đã gây ra ảnh hưởng xấu tới môi trường.
- Là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người nên cần có nhiều chính sách quan tâm hơn.
- Thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi.
- Cơ sở vật chất hạ tầng của đồng bào dân tộc nhìn chung còn khó khăn, chưa phát triển.
- Vấn đề an ninh quốc phòng, tôn giáo.
Bài 34
Tác giả - Tác phẩm học kì 2
PHẦN HÌNH HỌC - VỞ BÀI TẬP TOÁN 9 TẬP 2
Đề thi vào 10 môn Văn Kiên Giang
CHƯƠNG II. ĐIỆN TỪ HỌC