Bài 14. Nhà nước Văn Lang- Âu Lạc
Bài 15. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc
Bài 16. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X
Bài 17. Các cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt
Bài 18. Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
Bài 19. Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
Bài 20. Vương quốc Phù Nam
Hãy xác định phương án đúng.
1.1
Địa danh nào dưới đây không phải là trị sở của các triếu đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc?
A. Thành Cổ Loa. B. Thành Luy Lâu.
C. Thành Tống Bình. D. Thành Đại La.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung trang 65 SGK và lược đồ hình 2 trang 66 SGK
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là A
Thành Cổ Loa không phải là trị sở của các triếu đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc
1.2
Đứng đầu chính quyền đô hộ của nhà Hán ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là
A. Thứ sử. B. Thái thú. C. Huyện lệnh. D. Tiết độ sứ.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung và hình 1 trang 66 SGK
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là B
Đứng đầu chính quyền đô hộ của nhà Hán ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là thứ sử
1.3
Chính quyền đô hộ của người Hán được thiết lập tới tận cấp huyện từ thời kì nào?
A. Nhà Triệu. B. Nhà Hán. C. Nhà Ngô. D. Nhà Đường.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung trang 65 SGK
Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43) chính quyền từ cấp huyện trở lên đều do người Hán nắm giữ.
=> Hai Bà Trưng khởi nghĩa dưới thời nhà Hán
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là B
Chính quyền đô hộ của người Hán được thiết lập tới tận cấp huyện từ thời kì nhà Hán
1.4
Ý nào dưới đây không thể hiện đúng chính sách cai trị về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc?
A. Chiếm ruộng đất của Âu Lạc lập thành ấp, trại.
B. Áp đặt chính sách tô, thuế nặng nề.
C. Cho phép nhân dân bản địa sản xuất muối và sắt.
D. Bắt nhân dân ta cống nạp các sản vật quý trên rừng, dưới biến.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung trang 67 SGK
Chính quyền đô hộ nắm độc quyền muối và sắt.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là C
"Cho phép nhân dân bản địa sản xuất muối và sắt" không thể hiện đúng chính sách cai trị về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc
1.5
Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc?
A. rèn sắt. B. Nghề đúc đồng.
C. Nghề làm giấy. D. Nghề làm gốm.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 2 trang 68 SGK
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là C
Nghề làm giấy là nghề mới nào xuất hiện ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc
1.6
Tầng lớp nào trong xã hội sẽ đóng vai trò lãnh đạo người Việt đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự chủ trong thời kì Bắc thuộc ?
A. Quan lại, địa chủ người Hán đã Việt hoá.
B. Địa chủ người Việt.
C. Nông dân làng xã.
D. Hào trưởng bản địa.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung trang 69 SGK
Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành từ bộ phận quý tộc trong xã hội Âu Lạc cũ, có uy tín và vị thế quan trọng trong đời sống xã hội.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là D
Tầng lớp Hào trưởng bản địa sẽ đóng vai trò lãnh đạo người Việt đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự chủ trong thời kì Bắc thuộc
BÀI 11
BÀI 7: ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM
Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
Starter Unit: My world
CHƯƠNG IV : HỖN HỢP. TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP
SGK Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 6
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 6
SGK Lịch sử và Địa lí - CTST Lớp 6
SGK Lịch sử và Địa lí - KNTT Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - Cánh diều Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - CTST Lớp 6