Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
Bài 26. Bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ( 1950 - 1953)
Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc ( 1953 - 1954)
ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT HỌC KÌ II
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng
Câu 1
Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư nhiều nhất vào ngành
A. Nông nghiệp, khai mỏ
B. Công nghiệp nhẹ, nông nghiệp
C. Công nghiệp nặng, giao thông vận tải
D. Giao thông vận tải, nông nghiệp, khai mỏ
Phương pháp giải:
Xem lại mục
1. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp
Lời giải chi tiết:
Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp và khai mỏ.
Chọn A
Câu 2
Do tác động của chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam phân hóa thành các giai cấp là
A. Địa chủ phong kiến, nông dân, công nhân
B. Địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản, tiểu tư sản, công nhân
C. Nông dân, tư sản, công nhân
D. Địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản dân tộc, công nhân
Phương pháp giải:
Xem lại mục
3. Xã hội Việt Nam phân hóa
Lời giải chi tiết:
Do tác động của chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam phân hoá thành các giai cấp là địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản, tiểu tư sản, công nhân.
Chọn B
Câu 3
Mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. giữa vô sản với tư sản
B. giữa tư sản dân tộc với tư sản Pháp
C. giữa nông dân với địa chủ phong kiến
D. giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phong kiến tay sai
Phương pháp giải:
Xem lại mục
3. Xã hội Việt Nam phân hóa
Lời giải chi tiết:
Mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
Chọn D
Câu 4
Phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng sau chiến tranh chịu tác động sâu sắc nhất bởi sự kiện
A. Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga.
B. Cao trào cách mạng ở các nước Châu Âu trong những năm 1918 - 1923.
C. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc.
D. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Phương pháp giải:
Xem lại mục
1. Ảnh hưởng của cách mạng tháng mười Nga và phong trào cách mạng thế giới
Lời giải chi tiết:
Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917) đã thức tỉnh nhân dân Việt Nam, làm cho phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân các nuớc tư bản gắn bó với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
Chọn A
Câu 5
Một sự kiện xảy ra vào tháng 6-1924, được đánh giá là sự mở màn cho thời đại đấu tranh mới của dân tộc, như “ chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân” đó là
A. Phong trào đòi thả Phan Bội Châu và đám tang Phan Châu Trinh
B. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc)
C. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (Sài Gòn)
D. Phong trào “chấn hưng nội hoá, bại trừ ngoại hoá” của giai cấp tư sản.
Phương pháp giải:
Xem lại mục
2. Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919 - 1925)
Lời giải chi tiết:
Tiếng bom của Phạm Hồng Thái ở Sa Diện (Quảng Châu - Trung Quốc - tháng 6-1924) mở màn cho thời kỳ đấu tranh mới của dân tộc.
Chọn B
Câu 6
Sự kiện nổi bật nhât, đánh dấu bước tiến trong phong trào đấu tranh của công nhân những năm 1919 - 1925 là
A. Công nhân Sài Gòn Chợ Lớn thành lập Công Hội Đỏ (bí mật)
B. Cuộc đấu tranh đòi nghỉ làm việc ngày chủ nhật có lương của công nhân viện chức các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì
C. Những cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, rượu,... ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,...
D. Cuộc bãi công của thợ máy Ba Son
Phương pháp giải:
Xem lại mục
3. Phong trào công nhân (1919 - 1925)
Lời giải chi tiết:
Đặc biệt là cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son - Sài Gòn (1925). Với cuộc bãi công này giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác, đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam. Giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng.
Chọn D
SOẠN VĂN 9 TẬP 2
Đề thi vào 10 môn Toán Thái Nguyên
CHƯƠNG 4: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
Bài 4: Bảo vệ hòa bình
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 7 - Sinh 9