Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, hình quạt tròn
Bài tập ôn chương III. Góc với đường tròn
Đề bài
Cho tam giác \(ABC\) có \(AB > AC.\) Trên cạnh \(AB\) lấy một điểm \(D\) sao cho \(AD = AC.\) Vẽ đường tròn tâm \(O\) ngoại tiếp tam giác \(DBC.\) Từ \(O\) lần lượt hạ các đường thẳng vuông góc \(OH,\) \(OK\) xuống \(BC\) và \(BD\) (\(H \in BC,K \in BD\)).
\(a)\) Chứng minh rằng \(OH < OK.\)
\(b)\) So sánh hai cung nhỏ \(BD\) và \(BC.\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Ta sử dụng kiến thức:
+) Trong một tam giác, độ dài một cạnh lớn hơn hiệu độ dài hai cạnh còn lại.
+) Trong một đường tròn, dây nào lớn hơn thì dây đó gần tâm hơn.
+) Với hai cung nhỏ trong một đường tròn, dây lớn hơn căng cung lớn hơn.
Lời giải chi tiết
\(a)\) Trong \(∆ABC\) ta có:
\(BC > AB – AC\) (bất đẳng thức tam giác)
Mà \(AC = AD \;\; (gt)\)
\( \Rightarrow BC > AB – AD\)
Hay \(BC > BD\)
Trong \((O)\) ta có: \(BC > BD\)
\( \Rightarrow OH < OK\) (dây lớn hơn gần tâm hơn)
\(b)\) Ta có dây cung \(BC > BD\)
Suy ra: \(\overparen{BC}\) > \(\overparen{BD}\) (dây lớn hơn căng cung lớn hơn).
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 5 - Sinh 9
Đề kiểm tra giữa kì 2
Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
PHẦN I: ĐIỆN HỌC