Bài 1. Căn bậc hai
Bài 2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức
Bài 3. Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
Bài 4. Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
Bài 5. Bảng căn bậc hai
Bài 6. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 7. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 8. Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 9. Căn bậc ba
Ôn tập chương I. Căn bậc hai. Căn bậc ba
Đề bài
Tìm số \(x\) nguyên để biểu thức \({\dfrac{\sqrt x + 1}{\sqrt x - 3}}\) nhận giá trị nguyên.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Để tìm giá trị \(x\) nguyên để biểu \(A\) thức nguyên, thực hiện các bước sau:
Bước 1: Phân tích \(A = m + \dfrac{n}{{f(x)}}\) (với \(m;n \in {\rm Z}\))
Bước 2: \(f(x) \in \) Ư(\(n\)). Tìm các ước của \(n\), xét các trường hợp và tìm \(x\) phù hợp điều kiện.
Bước 3: Kết luận các trường hợp thỏa mãn.
Lời giải chi tiết
Điều kiện: \(x\ge 0, x\ne 9\)
Ta có:
\(\eqalign{
& {{\sqrt x + 1} \over {\sqrt x - 3}} = {{\sqrt x - 3 + 4} \over {\sqrt x - 3}} \cr
& = 1 + {4 \over {\sqrt x - 3}} \cr}\)
Để \({1 + \dfrac{4}{{\sqrt x - 3}}}\) nhận giá trị nguyên thì \(\dfrac{4}{{\sqrt x - 3}}\) phải có giá trị nguyên.
Vì \(x\) nguyên nên \(\sqrt x \) là số nguyên hoặc số vô tỉ.
* Nếu \(\sqrt x \) là số vô tỉ thì \(\sqrt x - 3\) là số vô tỉ nên \(\dfrac{4}{{\sqrt x - 3}}\) không có giá trị nguyên.
Trường hợp này không có giá trị nào của \(x\) để biểu thức nhận giá trị nguyên.
* Nếu \(\sqrt x \) là số nguyên thì \(\sqrt x - 3\) là số nguyên. Vậy để \(\dfrac{4}{{\sqrt x - 3}}\) nguyên thì \(\sqrt x - 3\) phải là ước của 4.
Đồng thời \(x \ge 0\) suy ra: \(\sqrt x \ge 0\)
Ta có: Ư(4) = \({\rm{\{ }} - 4; - 2; - 1;1;2;4{\rm{\} }}\)
Suy ra: \(\sqrt x - 3 = - 4 \Rightarrow \sqrt x = - 1\) (loại)
\(\eqalign{
& \sqrt x - 3 = - 2 \Rightarrow \sqrt x = 1 \Rightarrow x = 1(tm) \cr
& \sqrt x - 3 = - 1 \Rightarrow \sqrt x = 2 \Rightarrow x = 4 (tm)\cr
& \sqrt x - 3 = 1 \Rightarrow \sqrt x = 4 \Rightarrow x = 16 (tm)\cr
& \sqrt x - 3 = 2 \Rightarrow \sqrt x = 5 \Rightarrow x = 25 (tm)\cr
& \sqrt x - 3 = 4 \Rightarrow \sqrt x = 7 \Rightarrow x = 49 (tm)\cr} \)
Vậy với \(x \in {\rm{\{ }}1;4;16;25;49\} \) thì biểu thức \({\dfrac{\sqrt x + 1}{\sqrt x - 3}}\) nhận giá trị nguyên.