Đề bài
a) Sử dụng các dụng cụ và những chất thích hợp, hãy nêu cách thực hiện để thu được ba hỗn hợp trong ba cốc như yêu cầu dưới đây.
Chuẩn bị | Tiến hành | Sản phẩm |
Dung dịch đường ăn | ||
Huyền phù bột sắn | ||
Nhũ tương dầu giấm |
b) Dựa trên đặc điểm nào của các hỗn hợp trên để nhận diện chúng là dung dịch, huyền phù hay nhũ tương
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Dung dịch: là một hỗn hợp đồng nhất của hai hay nhiều chất hòa tan vào nhau
- Huyền phù: là các chất rắn lơ lửng trong chất lỏng
- Nhũ tương: là chất lỏng lơ lửng trong chất lỏng khác
Lời giải chi tiết
a)
Chuẩn bị | Tiến hành | Sản phẩm |
Nước, đường ăn, cốc đong, thìa, đũa thủy tinh | - Cho vào cốc đong khoảng 50ml nước - Thêm tiếp vào cốc khoảng một thìa đường ăn, rồi dùng đũa thủy tinh khuấy đều đến khi đường tan hết | Dung dịch đường ăn |
Nước, bột sắn, cốc đong, thìa, đũa thủy tinh | - Cho vào cốc đong khoảng 50ml nước - Thêm tiếp vào cốc khoảng một thìa bột sắn, rồi dùng đũa thủy tinh khuấy đều hỗn hợp | Huyền phù bột sắn |
Dầu ăn, giấm ăn, cốc đong, đũa thủy tinh | - Cho vào cốc đong khoảng 50ml giấm - Thêm tiếp vào cốc khoảng 20ml dầu ăn, rồi dùng đũa thủy tinh khuấy đều hỗn hợp | Nhũ tương dầu giấm |
b)
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất
- Huyền phù là hỗn hợp không đồng nhất, các chất rắn lơ lửng trong chất lỏng (nước)
- Nhũ tương là hỗn hợp không đồng nhất, có chất lỏng lơ lửng trong chất lỏng
Chủ đề 1. Máy tính và cộng đồng
CHƯƠNG I. ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 6
Chủ đề 7: GIAI ĐIỆU NĂM CHÂU
GIẢI SBT TOÁN 6 TẬP 1 CÁNH DIỀU
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6