Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
Bài 2. Đường kính và dây của đường tròn
Bài 3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
Bài 4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn
Bài 8. Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo)
Ôn tập chương II. Đường tròn
Đề bài
Hai vệ tinh đang bay ở vị trí \(A\) và \(B\) cùng cách mặt đất \(230km\) có nhìn thấy nhau hay không nếu khoảng cách giữa chúng theo đường thẳng là \(2200km\)? Biết rằng bán kính \(R\) của Trái Đất gần bằng \(6370km\) và hai vệ tinh nhìn thấy nhau nếu \(OH > R\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng: Tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\), ta có \(AB^2+AC^2=BC^2\) (định lý Pytago).
Lời giải chi tiết
Vì hai vệ tinh cùng cách mặt đất \(230km\) nên tam giác \(AOB\) cân tại O.
Ta có: \(OA = R + 230\)
\( = 6370 + 230 = 6600(km)\)
Trong tam giác cân AOB ta có: \(OH \bot AB\) nên \(H\) là trung điểm của \(AB\)
Suy ra: \(HA = HB = \dfrac{{AB}}{2}\)\( = \dfrac{{2200}}{2} = 1100(km)\)
Áp dụng định lí Pytago vào tam giác vuông \(AHO\) ta có: \(A{O^2} = A{H^2} + O{H^2}\)
Suy ra: \(O{H^2} = O{A^2} - A{H^2}\)
Suy ra:
\(\eqalign{
& OH = \sqrt {O{A^2} - A{H^2}} \cr
& = \sqrt {{{6600}^2} - {{1100}^2}} \cr
& = \sqrt {42350000} \approx 6508(km) \cr} \)
Vì \(OH > R\) nên hai vệ tinh nhìn thấy nhau.
Tiếng Anh 9 mới tập 2
PHẦN ĐẠI SỐ - SBT TOÁN 9 TẬP 1
Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo
Bài 25. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
QUYỂN 2. NẤU ĂN