Bài 1. Góc ở tâm. Số đo cung
Bài 2. Liên hệ giữa cung và dây
Bài 3. Góc nội tiếp
Bài 4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
Bài 5. Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
Bài 6. Cung chứa góc
Bài 7. Tứ giác nội tiếp
Bài 8. Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp
Bài 9. Độ dài đường tròn, cung tròn
Bài 10. Diện tích hình tròn, hình quạt tròn
Bài tập ôn chương III. Góc với đường tròn
Đề bài
Một hình trụ có bán kính đường tròn đáy \(3cm\), chiều cao \(4cm\) được đặt đứng trên mặt bàn. Một phần của hình trụ bị cắt rời ra theo các bán kính \(OA,\) \(OB\) và theo chiều thẳng đứng từ trên xuống dưới với (xem hình 92).
Hãy tính:
a) Thể tích phần còn lại.
b) Diện tích toàn bộ của hình sau khi đã bị cắt.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng:
- Công thức tính diện tích xung quanh hình trụ: \({S_{xq}} = 2πrh\).
- Công thức tính thể tích hình trụ: \(V= Sh = πr^2h\).
(\(r\) là bán kính đường tròn đáy, \(h\) là chiều cao, \(S\) là diện tích đáy).
Lời giải chi tiết
a) Thể tích hình trụ là:
\(\begin{array}{l}
V = \pi {r^2}.h\\
V = \pi {.3^2}.4 = 36\pi (c{m^3})
\end{array}\)
Phần hình trụ bị cắt đi bằng \(\displaystyle {{30^\circ } \over {360^\circ }}={1 \over {12}}\) (hình trụ)
Phần hình trụ còn lại bằng \(\displaystyle 1 - {1 \over {12}} = {{11} \over {12}}\) (hình trụ)
Thể tích phần hình trụ còn lại là: \(\displaystyle {{11} \over {12}}.36\pi = 33\pi (c{m^3})\)
b) Phần diện tích xung quanh còn lại (không kể phần lõm): \(S = 2. π. 3. 4. \displaystyle{{11} \over {12}} = 22π\; (c{m^2})\)
Phần diện tích còn lại của \(2\) đáy là: \(\displaystyle \pi {.3^2}.{{11} \over {12}}.2 = {{33\pi } \over 2}(c{m^2})\)
Diện tích phần lõm là hai hình chữ nhật kích thước \(3\) và \(4\) là:
\(2.(3.4)=24\;(cm^2)\)
Diện tích toàn bộ hình sau khi cắt là:
\(22\pi + \displaystyle {{33\pi } \over 2} + 24= \left( {38{1 \over 2}\pi + 24} \right)\) \((c{m^2})\).
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 2 - Hóa học 9
Đề thi vào 10 môn Văn Hòa Bình
CHƯƠNG I. ĐIỆN HỌC
Bài 4
Bài 24. Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo)