Câu 1
1. Sự phân bố của một loài trên một vùng
A. thường không thay đổi.
B. thay đổi do hoạt động của con người, không phải do tự nhiên.
C. do nhu cầu của loài, không phải do tác động của yếu tố tự nhiên.
D. do nhu cầu của loài và tác động của các yếu tố tự nhiên.
Phương pháp giải: Trong sinh học, loài là một bậc phân loại cơ bản. Loài là một nhóm các cá thể sinh vật có những đặc điểm sinh học tương đối giống nhau và có khả năng giao phối với nhau và sinh sản ra thế hệ tương lai.
Lời giải chi tiết: Sự phân bố của một loài trên một vùng do nhu cầu của loài và tác động của các yếu tố tự nhiên. Mỗi loài có vùng sinh thái khác nhau
Chọn D
Câu 2
2. Hoang mạc, đồng cỏ, đồng ruộng, rừng cây bụi, rừng rậm nhiệt đới là
A. các ví dụ về hệ sinh thái.
B. các ví dụ về sự tương tác giữa các sinh vật.
C. các giai đoạn của diễn thế sinh thái.
D. những quần xã có cùng đầu vào và đầu ra của chu trình dinh dưỡng.
Phương pháp giải:
Xem lí thuyết Hệ sinh thái
Lời giải chi tiết: Các hệ sinh thái tự nhiên: các hệ sinh thái trên cạn (rừng nhiệt đới, sa mạc và hoang mạc, sa van đồng cỏ, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương Bắc, đồng rêu hàn đới) và các hệ sinh thái dưới nước (rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô và hệ sinh thái vùng biển khơi, ao, hồ, sông, suối...).
Chọn A
Câu 3
3. Mật độ cá thể của một loài
A. thường ít thay đổi trong quần xã
B. thay đổi do hoạt động của con người nhưng không phải do các quá trình tự nhiên.
C. được xác định bởi quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã.
D. cho ta biết số lượng cá thể có trong một đơn vị diện tích hay thể tích
Phương pháp giải: Trong sinh học, loài là một bậc phân loại cơ bản. Loài là một nhóm các cá thể sinh vật có những đặc điểm sinh học tương đối giống nhau và có khả năng giao phối với nhau và sinh sản ra thế hệ tương lai.
Lời giải chi tiết:Mật độ quần thể cho ta biết số lượng cá thể có trong một đơn vị diện tích hay thể tích
Chọn D
Câu 4
4. Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã rất quan trọng, bởi vì
A. tất cả động vật trong quần xã đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào thực vật.
B. từ lượng thức ăn sử dụng ở mỗi bậc dinh dưỡng sẽ xác định được sinh khối của quần xã.
C. cho ta biết mức độ gần gũi giữa các loài sinh vật.
D. cho ta biết dòng năng lượng trong quần xã.
Phương pháp giải: Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật được thực hiện qua chuỗi và lưới thức ăn.Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
Lưới thức ăn trong một quần xã gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp
Trong 1 lưới thức ăn, tập hợp các loài sinh vật có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng.
Lời giải chi tiết: Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã rất quan trọng cho ta biết dòng năng lượng trong quần xã.Năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
Chọn D
Câu 5
5. Chu trình nước
A. chỉ liên quan tới nhân tố vô sinh của hệ sinh thái.
B. không có ở sa mạc.
C. là một phần của chu trình tái tạo vật chất trong hộ sinh thái.
D. là một phần của tái tạo năng lượng trong hệ sinh thái.
Phương pháp giải:
Xem lí thuyết Chu trình sinh đại hóa và sinh quyển.
Lời giải chi tiết: Chu trình nước: Nước mưa rơi xuống đất, một phần thấm xuống các mạch nước ngầm, một phần tích lũy trong sông, suối, ao, hồ,… Nước mưa trở lại bầu khí quyển dưới dạng nước thông qua hoạt động thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất.
Chọn C
CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Bài 17. Lao động và việc làm
CHƯƠNG 6. KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM
Bài 6-7. Đất nước nhiều đồi núi
Địa lí tự nhiên. Vị trí và lịch sử phát triển lãnh thổ